• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum

(Chinhphu.vn) - Tối 9/2, tại TP. Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh (9/2/1913 - 9/2/2023). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tham dự và có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.

10/02/2023 06:24
Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum - Ảnh 1.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum - VGP/HM

Cùng dự còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo một số địa phương trong cả nước, các tỉnh bạn Lào, Campuchia; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Kon Tum qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Nhìn lại chặng đường lịch sử 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang cho biết, Kon Tum (theo tiếng Ba Na có nghĩa là Làng Hồ), mảnh đất ở phía bắc Tây Nguyên từ xa xưa đã có con người cư trú, với bằng chứng tiêu biểu là Di chỉ khảo cổ học Lung Leng thuộc hậu kỳ đồ đá cũ.

Con người đã tồn tại và phát triển trên vùng đất giàu tài nguyên, từ đời này qua đời khác, trải qua vô vàn biến động, thử thách. Trong đó, phải kể đến sự hiện diện từ rất sớm của các dân tộc tại chỗ, như: Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B'râu, Rơ Mâm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau trong một thiết chế xã hội cổ truyền duy nhất, đó là làng.

Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum, bao gồm một vùng đất đai rộng lớn ở khu vực Bắc Tây Nguyên nhằm tăng cường cai trị và khai thác tài nguyên tại vùng đất này. Tỉnh Kon Tum ra đời từ đó.

"Lịch sử 110 năm tỉnh Kon Tum là chặng đường đầy gian khổ, hy sinh, nhưng rất vẻ vang, rất tự hào của vùng đất, của con người nơi đây. Đồng bào các dân tộc ở Kon Tum đã đoàn kết, gắn bó keo sơn trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Càng tự hào về truyền thống quê hương Kon Tum, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm to lớn của mình đối với tương lai phát triển của tỉnh nhà.

Với khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thách thức, năng động, quyết tâm đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tiến bộ", ông Dương Văn Trang nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm - Ảnh: VGP/HM

Phát biểu tại ễ kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: "Đến với tỉnh Kon Tum hiện nay, chúng ta vui mừng nhận thấy, từ bản làng nông thôn, miền núi đến phố phường thành thị, diện mạo Kon Tum đang từng ngày đổi thay tươi đẹp hơn xưa, đậm đà bản sắc, tạo nên sức sống mới, khí thế mới. Để có được những thành tựu to lớn ấy, là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, nhiều thế hệ đồng chí, đồng bào các dân tộc trong tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ to lớn của Trung ương và đồng bào cả nước".

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Võ Văn Thưởng, biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã đạt được trong những năm qua: "Kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của tỉnh, tự hào những thành tích to lớn đã đạt được. Song cũng thấy rằng vẫn còn đó những việc chúng ta cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để tỉnh không ngừng phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng nâng cao".

Thường trực Ban Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2025". Đây là nghị quyết quan trọng, có tính chiến lược, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - vùng đất cách mạng anh hùng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đúng với truyền thống đoàn kết, thủy chung, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam ta.

Để Kon Tum tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn nữa trong thời gia tới, Thường trực Ban Bí thư gợi ý một số nội dung để các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể tỉnh Kon Tum quan tâm trong thời gian tới.

Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí, tiềm năng, lợi thế cùng những khó khăn, thách thức của tỉnh nhà; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương trong những năm qua, phát huy cao độ truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của tỉnh, khơi dậy mạnh mẽ ý chí khát vọng vươn lên, biến nó thành sức mạnh, thành hành động cụ thể của mỗi tổ chức đảng, của mỗi cán bộ đảng viên, nhân dân chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương Kon Tum phát triển nhanh, bền vững và tươi đẹp hơn.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, rừng, khoáng sản, năng lượng, nguồn nước, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi... khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, nhất là lĩnh vực du lịch xanh, công nghiệp chế biến nông sản. Đặc biệt, đánh thức tiềm năng dược liệu quý và giá trị của cây sâm Ngọc Linh, xây dựng thành vùng trồng, chế biến dược liệu tập trung của quốc gia.

Thứ ba, coi trọng quản lý tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, trên cơ sở ứng xử hài hòa với thiên nhiên, lấy bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững trong tương lai để cho con cháu chúng ta mai sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, không phát triển kinh tế bằng mọi giá, kiên quyết loại bỏ những dự án, hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị tỉnh Kon Tum quan tâm hơn nữa trong hành động và bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn các hành vi phá rừng, phải bảo vệ giữ gìn thật tốt chiếc áo màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên.

Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang phát biểu tại lễ kỳ niệm - Ảnh: VGP/HM

Thứ tư, phải chăm lo bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch; tập trung vận động, tuyên truyền đồng bào xóa bỏ các phong tục lạc hậu không phù hợp; khơi dậy lòng tự hào, ý chí, khát vọng vươn lên, tạo động lực tinh thần mạnh mẽ cho đồng bào các dân tộc bảo quê hương Kon Tum, để tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T'rưng, đàn Krông Búk, những bài sử thi, những bản trường ca hùng tráng Tây Nguyên mãi mãi ngân vang trong không gian văn hóa đại ngàn.

Cùng với đó, phải tập trung phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; quan tâm nhiều hơn cho khoa học-công nghệ, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tiếp tục phát huy truyền thống "uống nước, nhớ nguồn", chăm lo thật tốt cho các gia đình chính sách, người có công. Tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thứ năm, với vị trí xung yếu về quốc phòng-an ninh, phên dậu quốc gia, Kon Tum phải quan tâm củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; củng cố cơ sở chính trị vùng cao, biên giới, giải quyết tốt những vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở, không để hình thành "điểm nóng", bảo đảm ổn định xã hội để phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện tốt công tác đối ngoại, tăng cường củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác đoàn kết, hữu nghị với các tỉnh của Lào và Campuchia; xây dựng tuyến biên giới hữu nghị, hợp tác ổn định và phát triển, phấn đấu để Kon Tum trở thành giao thương, kết nối hội tụ tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị tỉnh Kon Tum quan tâm coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, tạo bước phát triển của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, gắn bó mật thiết với nhân nhân, ngày càng nước nhân dân tin tưởng, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tinh hình mới; xây dựng chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị phải gắn liền với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phòng chống tiêu cực. Coi trọng công tác phê bình và tự phê bình, đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phát huy tinh thần chủ động đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, làm hiệu quả vì sự nghiệp chung. 

Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum - Ảnh 4.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum - Ảnh: VGP/HM

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Không ngừng xây dựng, gìn giữ, củng cố và vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc như Bác Hồ căn dặn: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau".

"Đảng, Nhà nước luôn tin tưởng Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội", đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định.

Tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Ngay sau phần lễ kỳ niệm là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Đi về phía mặt trời", tái hiện chặng đường 110 năm xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum.

Thế Phong