• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tia hy vọng 'phá băng' cho tiến trình hòa bình Palestine và Israel

(Chinhphu.vn) – Tuyên bố mà phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine không chỉ được coi là bước đột phá trong tiến trình hòa giải dân tộc của Palestine, mà còn được trông đợi sẽ góp phần mang lại tia hy vọng cho tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel bị “đóng băng” đã lâu.

20/09/2017 11:11
Thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine Ismail Haniyeh (giữa). Nguồn: The Times of Israel
Ngày 19/9, phong trào Hồi giáo Hamas đã đề nghị Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cử các quan chức tới Gaza để nối lại việc kiểm soát khu vực dải Gaza do nhóm chiến binh Hồi giáo này chiếm giữ cách đây một thập kỷ.

Lãnh đạo phong trào Hamas Ismail Haniyeh nói, phong trào Hamas rất nghiêm túc trong việc trao lại quyền lực cho nhà lãnh đạo Palestine và kêu gọi ông đáp lại bằng "những bước đi thực tiễn". Hamas cho biết sẽ xóa bỏ một ủy ban có khả năng gây tranh cãi đã điều hành Gaza trong những tháng gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Abbas.

Ngoài ra,  Hamas cho hay họ cũng sẵn sàng để bàn giao tất cả các chức năng của chính phủ cho Tổng thống Abbas và tổ chức các cuộc bầu cử ở Gaza và bờ Tây.

Trước đó, hôm 17/9, phong trào Hồi giáo Hamas tuyên bố đã sẵn sàng bàn giao khu vực dải Gaza cho chính phủ đoàn kết của Tổng thống Abbas. Hamas cho biết điều này xuất phát từ mong muốn của phong trào về đoàn kết dân tộc, cũng như đáp lại những nỗ lực của Ai Cập nhằm chấm dứt sự chia rẽ giữa các phe phái Palestine.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết đã chấp nhận những yêu cầu chủ chốt do phong trào Fatah đưa ra, mở đường cho việc thực thi thỏa thuận hòa giải nhằm chấm dứt sự chia rẽ giữa hai phe phái này trong 10 năm qua. 

Hồi tháng 3 vừa qua, Hamas đã thành lập “Hội đồng hành chính” gồm 7 nhân vật cấp cao của phong trào này nhằm quản lý các vấn đề của dải Gaza. Cơ quan này đã bị Tổng thống Mahmoud Abbas coi là một chính phủ song song với chính quyền Palestine gây cản trở tiến trình hòa giải.

Các diễn biến tích cực trên xuất hiện trong bối cảnh Palestine bị rơi vào tình cảnh “một dân tộc, hai chính phủ” suốt nhiều năm. Sau cuộc chiến giữa hai phe vào năm 2007, Hamas kiểm soát dải Gaza, trong khi Fatah kiểm soát bờ Tây. Nhiều nỗ lực hòa giải giữa hai phe phái chính của Palestine đã thất bại. Kể từ tháng 3/2009, Ai Cập đã đứng ra làm trung gian trong cuộc đàm phán hòa giải giữa hai phong trào chính trị chủ chốt của Palestine. Thỏa thuận hòa giải được chính quyền Ai Cập soạn thảo năm 2009 và được cả Hamas và Fatah thông qua vào tháng 5/2011, sau các cuộc biểu tình của người dân Palestine nhằm khôi phục sự thống nhất giữa các phe phái chính trị Palestine sau 4 năm xung đột. Tuy nhiên, tiến trình hòa giải dân tộc Palestine vẫn gặp nhiều trắc trở và lâm vào thế bế tắc.

Tuyên bố nói trên của Hamas được đưa ra sau các cuộc thương lượng hồi tuần trước được tổ chức tại Cairo (Ai Cập) giữa các giới chức của Hamas với một phái đoàn của chính quyền Palestine do Tổng thống Mahmoud Abbas đứng đầu. Đây không chỉ được coi là bước đột phá trong tiến trình hòa giải dân tộc của Palestine, mà còn được trông đợi sẽ góp phần mang lại tia hy vọng cho tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel bị “đóng băng” đã lâu.

Hamas trước đây trong suốt một thời gian dài giữ lập trường cứng rắn với Israel khiến cho các nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel bị ngưng trệ. Trong khi Hamas kiên quyết không đàm phán với Israel thì chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas vẫn duy trì sự hợp tác an ninh với Tel Aviv cũng thúc đẩy các nỗ lực đàm phán hòa bình với Nhà nước Do Thái. Một Palestine đoàn kết sẽ là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông.

Trong một diễn biễn khác, bên lề phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 72 tại New York, ngày 19/9, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã có các cuộc gặp riêng rẽ với người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, thảo luận tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như việc hòa giải dân tộc Palestine giữa hai phe phái chính trị chủ chốt là Hamas và Fatah.

Văn phòng Tổng thống Ai Cập cho biết, đây là cuộc hội đàm công khai đầu tiên giữa Tổng thống El-Sisi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tại cuộc gặp, ông Sisi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "nối lại thương lượng giữa Israel và Palestine nhằm đạt được một giải pháp toàn diện". Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận "cách thức nối lại tiến trình hòa bình và việc thành lập một nhà nước Palestine".

Tổng thống Abbas đánh giá cao những nỗ lực chân thành và hiệu quả của Ai Cập nhằm đạt được sự hòa giải giữa các phe phái khác nhau của Palestine, đồng thời bày tỏ lạc quan về triển vọng thống nhất các thành phần khác nhau của Palestine.

Về phần mình, Tổng thống Ai Cập khẳng định Palestine luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ai Cập và Cairo sẽ tiếp tục các nỗ lực cùng với các phe phái khác nhau của Palestine nhằm chấm dứt tình trạng thù địch giữa bờ Tây và dải Gaza. Ông cũng kêu gọi người dân Palestine hợp tác với Israel một cách hòa bình.

Những nỗ lực hòa bình giữa Israel và Palestine đã rơi vào bế tắc kể từ khi cuộc đàm phán được Mỹ hậu thuẫn đổ vỡ vào mùa Xuân năm 2014.

An Bình (tổng hợp)