• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tianhe 1 - máy tính nhanh nhất thế giới

(Chinhphu.vn) - Siêu máy tính mang tên Tianhe 1 do Trung Quốc sản xuất hiện được coi là máy tính có tốc độ nhanh nhất thế giới.

29/10/2010 16:27

Một phần của Tianhe 1. Ảnh: CRIENGHLISH.com

Theo kết quả một cuộc điều tra công bố ngày 28/10, siêu máy tính mang tên Tianhe 1 (Thiên hà 1), có tốc độ xử lý 2,507 petaflop, tương đương 2,507 triệu tỷ phép tính mỗi giây, hiện là máy tính nhanh nhất ở Trung Quốc.

Cục Khí tượng Thiên Tân và Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng thử nghiệm máy tính này.

Tianhe 1 được chế tạo tại Trung tâm Siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân có tốc độ nhanh gấp 1,4 lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay của Mỹ là Cray XT5 Jaguar (đặt tại Thư viện Quốc gia Oak Ridge ở Tennessee). Hệ thống Jaguar có khả năng xử lý 1,75 petaflop.

Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ thay thế vị trí số 1 của Mỹ trong lĩnh vực này.

Đây không phải lần đầu tiên Mỹ mất ngôi vị số 1 về lĩnh vực tin học vào tay một nước châu Á. Năm 2002, Nhật Bản đã chế tạo thành công máy tính có tốc độ vượt qua tốc độ xử lý cùng lúc của 20 máy tính nhanh nhất của Mỹ.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu để có thể cùng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trở thành cường quốc về công nghệ.

Phương Linh