• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

(Chinhphu.vn) - Chiều 2/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp về việc thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

02/07/2013 18:15

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp về việc thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Ảnh VGP/Thành Chung

Cuộc họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ Tư pháp (chủ trì thực hiện Đề án), Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam…

Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài tới năm  2015 và giai đoạn 2 kết thúc vào năm 2020, nhằm hướng tới xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu hoàn thiện.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều khẳng định tính cần thiết trong việc thực hiện Đề án nhằm công khai, minh bạch tài sản, tăng cường cơ hội tiếp cận khai thác thông tin về tài sản, tránh rủi ro khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản.

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm cũng góp phần thực hiện cải cách hành chính, giảm thiểu thời gian lẫn chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong tra cứu, khai thác thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản.

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng tập trung làm rõ hơn việc sử dụng thông tin quyền sử dụng đất (do Bộ Tài Nguyên và Môi trường quản lý) và các bất động sản khác trong cơ sở dữ liệu về giao dịch đảm bảo theo hướng các bộ, ngành phối hợp khai thác thông tin tài sản liên quan đến các giao dịch tài sản.

Cho ý kiến về Đề án, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc thực hiện Đề án này không phải là xây dựng lại dữ liệu thông tin về các loại hình tài sản từ đầu mà chỉ là tích hợp thông tin từ các bộ, ngành (đã có sẵn cơ sở dữ liệu mà Bb, ngành đó xây dựng, quản lý). Bộ Tư pháp tập trung quản lý các thông tin đã được tích hợp này.

Qua ý kiến của đại diện các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện thành công việc tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại cơ sở dữ liệu mà ngành mình quản lý để sử dụng cho việc tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch đảm bảo; quan tâm tới việc đào tạo nhân lực quản lý cơ sở dữ liệu giao dịch đảm bảo.

Trước hết các bộ, ngành cần tích hợp trước các thông tin liên quan đến giao dịch phổ biến đối với các động sản, bất động sản, quyền sử dụng đất để tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp…

Thành Chung