• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiềm năng thị trường chăn nuôi từ phát triển bền vững

(Chinhphu.vn) - Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam, đây cũng là cách thức xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

16/10/2024 12:42
Tiềm năng thị trường chăn nuôi từ phát triển bền vững- Ảnh 1.

Ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam

Ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh nhưng còn thiếu tính bền vững. Do đó, cần thực hiện những giải pháp để chăn nuôi đi vào phát triển ổn định, bền vững hơn.

Ông Thanawat Tiensin, Giám đốc Ban Chăn nuôi và Thú y của FAO, đánh giá sản xuất, chăn nuôi là một phần quan trọng trong hệ thống thực phẩm nông sản, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, bao gồm suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu về các sản phẩm như thịt, trứng và sữa sẽ tăng 20% trong thời gian đó. Sản xuất, chăn nuôi bền vững bao gồm các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi làm thực phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

"Sản xuất, chăn nuôi bền vững thúc đẩy sự sẵn có lâu dài của hệ thống thực phẩm nông sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và góp phần tạo ra một tương lai bền vững và linh hoạt. Nó cũng giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cuối cùng góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn", ông Thanawat Tiensin nhìn nhận

Chuyên gia của FAO cũng đánh giá, để đạt được năng suất cao hơn với tác động ít hơn, trước tiên chúng ta phải ưu tiên nâng cao hiệu quả của hệ thống chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc tối ưu hóa chuyển đổi thức ăn, giảm lãng phí thức ăn, cải thiện sử dụng chất dinh dưỡng, giảm thiểu suy thoái đất và tài nguyên nước, giảm phát thải khí nhà kính và giảm suy thoái môi trường. Ngoài ra, cần ưu tiên áp dụng các phương thức chăn nuôi và nông nghiệp thông minh với khí hậu.

Quản lý hiệu quả phân trong chăn nuôi có thể làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, việc kết hợp cây xanh vào các hệ thống chăn nuôi thông qua các hoạt động như nông lâm kết hợp sinh thái có thể mang lại nhiều lợi ích. Các hệ thống nông lâm kết hợp cây cối, cây trồng làm thức ăn gia súc và chăn nuôi sẽ thúc đẩy đa dạng sinh học và tăng cường khả năng hấp thụ carbon.

De Heus xây dựng 4 trụ cột phát triển bền vững

De Heus Việt Nam (thành viên của Tập đoàn De Heus đến từ Hà Lan) là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi thị trường độc lập cả về quy mô, sản lượng và doanh thu

Ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam cho biết: "Khoảng 15 năm trước, khi De Heus vào Việt Nam, các khách hàng chính của chúng tôi là những nhà phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và giải pháp dinh dưỡng kết hợp với thức ăn do chúng tôi sản xuất, chủ yếu họ bán những sản phẩm này cho những người nông dân nhỏ lẻ - những người chỉ có khoảng 1.000 con gà, 20 con lợn hoặc một số con bò".

Nhưng ngày nay, ngành chăn nuôi Việt Nam đã trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều. Điều này đi đôi với việc mở rộng quy mô trung bình của các trang trại, vì vậy trong danh mục khách hàng của mình, chúng tôi đang làm nhiều dự án kinh doanh trực tiếp hơn với các trang trại cùng với các nhà phân phối, đại lý".

Hiện nay, De Heus đang hoạt động cả ở mảng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Và ông Johan nhận thấy có 2 xu hướng khác nhau. Đối với thuỷ sản, phần lớn sản lượng được xuất khẩu như tôm, cá tra, các loại cá biển đến các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... là những nơi có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh. Vì vậy, các nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất thuỷ sản biết phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngày càng cao.

Ông Johan cho biết, Tập đoàn De Heus Hà Lan xây dựng chiến lược phát triển bền vững với 4 trụ cột chính. Dưới mỗi trụ cột có các dự án để đảm bảo các mục tiêu đặt ra được thực hiện, đồng thời áp dụng trên toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng hiện nay.

"Một là thức ăn chăn nuôi vì thực phẩm. Hai là chuỗi cung ứng bền vững, bao gồm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đến từ đâu, có rõ ràng minh bạch không? Ba là chăm sóc cộng đồng, bao gồm cả các làng quê nơi khách hàng chúng tôi là nông dân, đại lý... Cuối cùng là liên quan đến đội ngũ công ty - những người đang đóng góp cho sự phát triển chung của De Heus, chúng tôi không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ, mang lại môi trường làm việc an toàn, cũng như cơ hội để các nhân viên phát triển bản thân", ông Johan nói.

Để thực hiện 4 trụ cột này tại thị trường Việt Nam, Tổng Giám đốc Johan van den Ban cho biết, hàng ngày, đội ngũ hàng trăm chuyên gia kỹ thuật của De Heus đều làm việc với bà con nông dân để cung cấp cho họ các giải pháp như hệ thống silo cho thức ăn hiệu quả hơn, qua đó bà con không cần dùng bao bì nữa. De Heus cũng giúp bà con tính toán được tác động của việc chăn nuôi tại trang trại lên môi trường, qua đó chúng tôi muốn giúp họ nhận thức được rằng, sớm hay muộn họ cũng sẽ phải tham gia vào hành trình hướng tới Net Zero.

"Các trang trại lớn, người trẻ sẽ đi tiên phong, và chúng tôi sẽ kết nối họ với những người mua hàng có yêu cầu cao về chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường quốc tế... Chúng tôi đã làm điều này trong nhiều năm ở những nơi De Heus có mặt, trong đó có Việt Nam với mong muốn dẫn dắt họ theo con đường phát triển bền vững, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận thu về", ông Johan nói.

Ông Johan cũng khẳng định chiến lược quan trọng của Tập đoàn De Heus từ hơn 100 năm nay, đó là không cạnh tranh với người chăn nuôi mà là đối tác của bà con. "Tôi nghĩ rằng sự hợp tác mới là quan trọng, bởi xét cho cùng họ chính là "chìa khoá", nếu không có người nông dân, thì chúng tôi không có gì cả", ông Johan khẳng định.

Đỗ Hương