• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiêm phòng vắc xin - Cách phòng chống cúm tốt nhất

(Chinhphu.vn) - Các loại cúm mùa có những thể biến đổi rất nặng, có thể gây tử vong. Hiện tại, cách dự phòng tốt nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin.

04/05/2013 18:15

Trong cuộc họp về tình hình dịch bệnh cúm H1N1, H5N1 và H7N9 do Bộ Y tế tổ chức ngày 4/5, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, hầu hết các bệnh cúm mùa đều có vắc xin, kể cả cúm H1N1.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống cúm là giữ gìn vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Thứ trưởng Bộ  Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các ca bệnh dương tính với cúm H1N1 ở nước ta từ đầu năm đến nay có xu hướng tăng, nhưng đây là diễn biến bình thường của các loại cúm mùa vì vậy chúng ta không nên hoang mang.

Cúm H1N1 có diễn biến lâm sàng tương đối nhẹ, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan vì cúm H1N1 đều có nguy cơ tử vong. Hiện cúm H1N1 chưa có dấu hiệu bất thường.

Đối với cúm H5N1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đây là một trong những bệnh có diễn biến lâm sàng nặng nhất, tỷ lệ tử vong cao, khoảng 60-70%. Nguồn lây nhiễm của cúm H5N1 là từ gia cầm sang người, vì vậy nếu không xảy ra dịch trên gia cầm sẽ không xảy ra dịch trên người.

Hiện nay, nước ta chưa có vắ cxin phòng chống cúm H5N1. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến đến cuối năm 2013, Việt Nam sẽ lưu hành vắc xin phòng chống cúm H5N1 sau 7 năm nghiên cứu. Trước mắt, việc tiêm phòng sẽ ưu tiên những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như người chăn nuôi gia cầm…

Về cúm H7N9, đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm chủng cúm này ở trên người cũng như trên gia cầm. Hiện thế giới chưa có vắc xin và con người cũng chưa có khả năng miễn dịch với loại cúm này, do đó nguy cơ xảy ra đại dịch là rất cao.

Việt Nam đang xem xét tham gia nghiên cứu điều chế vắc xin phòng cúm A/H7N9 cùng với WHO.

Thúy Hà