• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiến độ tiêm vaccine COVID-19 có bị chậm?

(Chinhphu.vn) - PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng và sử dụng an toàn, kịp thời số vaccine đã được cung ứng. Đợt tiêm thứ 3 dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6 này.

17/06/2021 15:53
Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng và sử dụng an toàn, kịp thời số vaccine đã được cung ứng. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Tại buổi giao lưu trực tuyến về hiệu quả của vaccine COVID-19 do Báo Người Lao động tổ chức ngày 17/6, PGS.TS. Dương Thị Hồng cho biết, Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng và sử dụng an toàn, kịp thời số vaccine đã được cung ứng. Với vaccine được phân bổ đợt 3, các địa phương đang thực hiện tiêm theo kế hoạch. Đến nay, các địa phương đã tiêm được khoảng 30% số vaccine được nhận.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tất cả các địa phương cần hoàn thành tiêm chủng đợt 3 ngay trong tháng 6 này.

Cũng theo bà Dương Thị Hồng, việc bao phủ 70% dân số được tiêm vaccine phòng bệnh phụ thuộc vào tiến độ cung ứng vaccine và năng lực của hệ thống tiêm chủng. Trong trường hợp nguồn cung vaccine dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam, Bộ Y tế sẽ huy động tối đa nhân lực của hệ thống y tế, bao gồm cả giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng y tế trên toàn quốc, các hệ thống y tế tư nhân tham gia vào chiến dịch tiêm chủng với quy mô quốc gia. Như vậy, thời gian đạt được mục tiêu sẽ rút ngắn xuống, so với chỉ triển khai trong hệ thống tiêm chủng mở rộng.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết, chúng ta đang cố gắng tiêm nhanh và tiêm nhiều để đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng còn phụ thuộc vào vaccine mà chúng ta có (từ nguồn nhập khẩu hoặc sản xuất). Theo nhận định của vị chuyên gia này, có thể từ giờ đến cuối năm chưa thể đạt được miễn dịch cộng đồng, vì vậy Việt Nam vẫn phải duy trì chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Đồng thời, người dân cần thực hiện thông điệp 5K vaccine.

“Chúng ta phải thiết lập nhiều điểm tiêm chủng thuận lợi cho nhiều người dân, tăng cường truyền thông vận động để người dân hiểu lợi ích của việc tiêm vaccine. Bên cạnh đó, phải thực hiện tiêm chủng an toàn, hiệu quả”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh. 

Liên quan đến tỷ lệ các phản ứng sau thời gian tiêm vừa rồi, bà Dương Thị Hồng cho biết, vaccine phòng COVID-19, cũng như bất kỳ một loại vaccine nào, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định, bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa sức khỏe, tính mạng người được tiêm chủng, nếu không được xử trí kịp thời.

Cho đến nay, với hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã sử dụng, nước ta ghi nhận số trường hợp phản ứng thông thường từ 14-20%, tùy theo từng địa phương. Tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO. Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine đã xảy ra và các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Hiền Minh