• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp cận 'xanh' để doanh nghiệp phát triển bền vững

(Chinhphu.vn) - ESG (môi trường, trách nhiệm xã hội, quản trị doanh nghiệp) chính là cách tiếp cận mà doanh nghiệp cần phải hướng tới trong phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh và giảm phát thải.

30/11/2022 08:08
Tiếp cận 'xanh' để doanh nghiệp phát triển bền vững - Ảnh 1.

ESG chính là cách tiếp cận mà doanh nghiệp cần phải hướng tới trong phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh và giảm phát thải - Ảnh minh họa

Đây là nhận định của bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên gia tăng trưởng xanh, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra tại Hội thảo Phát triển bền vững 2022: "ESG - Chìa khóa cho Phát triển bền vững 2022" ngày 29/11.

Tạo giá trị lâu dài cho cả doanh nghiệp và xã hội

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng nhận định: Việc áp dụng các tiêu chí về ESG sẽ giúp các doanh nghiệp chuyển đổi những rủi ro thành động lực đổi mới, đồng thời tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội.

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.

Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG.

Đại diện từ UNDP còn cho rằng: Mục tiêu đưa mức phát thải ròng về bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050 của Chính phủ tưởng như còn xa, nhưng thật ra chỉ còn 28 năm. Do đó, cần phải thực hiện ngay, không thể chậm trễ.

Các chuyên gia đều nhấn mạnh, đầu tư theo chuẩn mực ESG đang trở thành xu thế trên thế giới và việc đánh giá hiệu quả kinh doanh các công ty, quỹ đầu tư sẽ sàng lọc và đầu tư vào các công ty đạt điểm đánh giá cao về các tiêu chuẩn ESG. 

Do đó, việc công bố thông tin ESG minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn trên thị trường tài chính không những trong nước mà cả quốc tế tốt hơn.

Bắt đầu ngay lập tức việc tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh

Trên thực tế, dù nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng các tiêu chí ESG, nhưng sự thiếu hụt về nguồn lực cả con người, tài chính và những am hiểu cần thiết để đáp ứng các chuẩn mực cao về ESG,... đang là trở ngại đối với không ít doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Tư vấn các chương trình ESG, KPMG Việt Nam và Campuchia cho rằng, ESG không phải là một xu thế mà thực sự cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá lại năng lực của mình và bắt đầu ngay lập tức việc tích hợp ESG, trong đó khuyến khích lựa chọn tiêu chí phù hợp để áp dụng.

Trên phương diện của cơ quan quản lý Nhà nước, bà Nguyễn Thị Thanh Nga nêu ý kiến: Với vai trò của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thông tấn báo chí, các cơ sở nghiên cứu và đối tác phát triển cần lan tỏa ESG vào cộng đồng, để doanh nghiệp hiểu ý nghĩa, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm, có hỗ trợ với cộng đồng.

Bên cạnh đó, với 99% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần thúc đẩy việc tạo dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, để từ đó đạt được mục tiêu Net Zero.

Bà Nga cũng nhận định, chuyển dịch năng lượng cũng là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong thời gian tới. Do vậy, cần thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, giảm tiêu hao trong phát triển bền vững. Đó cũng chính là thúc đẩy phát triển bền vững, xanh và ESG đối với doanh nghiệp.

Phan Trang