• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp nhận hiện vật ngoại giao giữa phụ nữ Việt Nam và Hoa Kỳ năm 1965

(Chinhphu.vn) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật của bà Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ, tham gia cuộc gặp mặt với đại biểu Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (miền Bắc) và Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Jakarta, Indonesia năm 1965.

08/03/2019 11:31
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nữ luật sư Nancy Hollander bên các hiện vật của cuộc gặp mặt ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Vào thời điểm cách đây 54 năm, nữ luật sư Nancy Hollander là thành viên trẻ tuổi nhất lúc bấy giờ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam, Bắc Việt Nam tại Jakarta. Bà đã lưu giữ hơn 450 tài liệu hiện vật bao gồm thư từ, báo cáo, sổ, sách, báo, tạp chí… ghi lại dấu mốc lịch sử trong mối quan hệ giữa Phụ nữ Hoa Kỳ, Hội LHPN Việt Nam (miền Bắc) và Hội LHPN Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đó là những tài liệu phản ánh rõ nét quan điểm, tiếng nói chung của phụ nữ hai quốc gia về chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam, đồng thời nêu bật vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong nỗ lực ngoại giao, đàm phán vì hòa bình, độc lập tự do.

Đây là lần đầu tiên bà Nancy công bố và trao tặng những hiện vật này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với mong muốn Bảo tàng lưu giữ những tài liệu quý giá này và giới thiệu rộng rãi tới công chúng thông qua các triển lãm và hoạt động giáo dục, truyền thông.

Tại sự kiện, bà Nancy Hollander đã có dịp gặp lại nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Trưởng phái đoàn phụ nữ miền Nam Việt Nam tham gia cuộc gặp mặt 54 năm về trước.

Trong số tài liệu, hiện vật do Nancy Hollander mang sang Việt Nam, hiện vật đầu tiên bà Nguyễn Thị Bình cầm lên xem là Bản Tuyên bố chung có chữ ký của 8 đại diện phái đoàn Phụ nữ Việt Nam và 10 đại diện phái đoàn Phụ nữ Mỹ tại cuộc gặp ở Indonesia. Lật từng trang tư liệu đã ố vàng vì thời gian, bà Nancy Hollander ghé vào tai nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói: “Đây là chữ ký của bà”. “Đây đúng là chữ ký của tôi, cảm ơn bà vì đã lưu lại tài liệu quý này và mang đến Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Bình xúc động đáp lại.

Từ những tư liệu của bà Nancy Hollander trao tặng, nhiều thông tin quan trọng đã được giới thiệu tới công chúng Việt Nam. Cuộc gặp 54 về trước tại Jakarta, Indonesia là cuộc gặp ngoại giao nhân dân đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ thông qua nước thứ ba, được thực hiện bởi những người phụ nữ. Tại cuộc gặp, thành viên từ mỗi nhóm đã báo cáo tình hình quê nhà và đưa ra diễn biến cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Qua đó, phụ nữ Mỹ đã hiểu rõ hơn về con người Việt Nam, sự chia cắt đất nước và tình hình chiến tranh ở Việt Nam. Họ đã giải thích những rào cản gặp phải khi cố gắng thuyết phục Chính phủ Mỹ kết thúc chiến tranh tại Việt Nam. Đồng thời từ nghiên cứu những văn bản và nguồn tài liệu được cung cấp bởi nhóm phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Mỹ đã có thêm luận cứ để cùng đấu tranh vì hòa bình.

Trong bản Tuyên bố chung giữa phụ nữ hai quốc gia có đoạn viết: “Chúng tôi kêu gọi phụ nữ Mỹ hãy đứng lên để ngăn chặn cuộc chiến ở Việt Nam. Hiệp định Geneva cần phải được thực thi ngay lập tức… Là những người phụ nữ, chúng ta không thể ngơi nghỉ cho đến khi tất cả trẻ em Việt Nam và trẻ em Mỹ có thể tự do lớn lên trong nền hòa bình và an toàn”.

Tại cuộc trao tặng hiện vật, bà Nancy Hollander chia sẻ: “Tôi mong muốn rằng những hiện vật này đến với bảo tàng để tất cả khách đến tham quan có thể hiểu được phụ nữ Việt Nam đã trải qua những giai đoạn như thế nào, phụ nữ hai nước đã có đóng góp như thế nào làm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Khi gặp nhau lần đầu tiên, chúng tôi đã nói với nhau trong hòa bình và bây giờ chúng tôi đã làm được điều đó”.
Nhật Nam