• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp nhận tài liệu, hiện vật khoa học của gia đình GS Nguyễn Cảnh Toàn

(Chinhphu.vn) - Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam vừa tổ chức Lễ tiếp nhận bộ sưu tập tư liệu hiện vật của cả 4 anh em nhà khoa học trong gia đình GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn vào ngày 20/12.

20/12/2014 20:51


Tiếp nhận tư liệu, hiện vật của GS Nguyễn Cảnh Toàn

Đây là bộ sưu tập tài liệu đặc biệt của một gia đình có truyền thống học tập với cả 4 anh em ruột đều có học hàm, học vị cao và có những đóng góp cho khoa học.

GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn, sinh năm 1926 tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học và quản lý giáo dục ở Việt Nam.

Ông được nhiều người biết đến là một tấm gương về tinh thần tự học và có những quan điểm giáo dục táo bạo khi còn làm công tác quản lý. Bằng tinh thần tự học, tự nghiên cứu, ông Nguyễn Cảnh Toàn đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (1958) và luận án Tiến sĩ (1963) tại Liên Xô. Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ông cũng là người tiên phong mở đường cho hệ thống đào tạo từ xa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục ở các địa phương trong toàn quốc. GS Nguyễn Cảnh Toàn còn là một nhà nghiên cứu và giảng dạy toán học được nhiều người biết đến trong lĩnh vực hình học xạ ảnh và hình học siêu phi Euclit, từng làm Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Toán học và tuổi trẻ trong hơn 40 năm.

Các em trai của ông cũng là những nhà khoa học uy tín. GS.TSKH Nguyễn Cảnh Cầu là một chuyên gia về da liễu ở Việt Nam. Ông là bác sĩ quân y từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là người có đóng góp trong việc thanh toán bệnh phong trong quân đội.

TS Nguyễn Cảnh Hồ là nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học trong vật lý.

GS.TS Nguyễn Cảnh Cầm cũng là một chuyên gia nghiên cứu thủy lực ở Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch thủy lợi và xây dựng các công trình thủy lợi ở Việt Nam.

Khối tài liệu của đại gia đình GS Nguyễn Cảnh Toàn gồm hơn 4.000 đơn vị có nhiều giá trị, thể hiện quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy của 4 nhà khoa học nói trên, qua đó góp phần nghiên cứu lịch sử giáo dục, toán học, y học và khoa học thủy lợi ở nước ta.

Nguyệt Hà