• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế pháp lý về luật sư, hành nghề luật sư

(Chinhphu.vn) - Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế pháp lý về luật sư, hành nghề luật sư và tích cực triển khai các văn bản, đề án như Chiến lược phát triển nghề luật sư, Đề án phát triển đội ngũ luật sư hội nhập quốc tế, các giải pháp phát triển toàn diện và tăng cường quản lý luật sư, hành nghề luật trong tình hình mới.

26/12/2023 17:14
Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế pháp lý về luật sư, hành nghề luật sư- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh: VGP/LS

Đây là ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi tại Hội nghị tổng kết thi hành Luật Luật sư, ngày 26/12, tại Hà Nội.

Thể chế đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ luật sư

Phát biểu tại Hội nghị, ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM cho biết, TPHCM hiện có số lượng luật sư hành nghề lớn nhất cả nước, với 7.000 luật sư, gần 2.000 tổ chức hành nghề luật sư, 65 tổ chức luật sư nước ngoài, doanh số năm 2023 là 2.000 tỷ.

Hiện tại, TPHCM đã tổ chức phân cấp, ủy quyền cho cấp quận huyện việc tổ chức kiểm tra tổ chức hành nghề luật sư và đã làm khá tốt. Qua đó, Thành phố mong muốn có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư trong thời gian tới.

"Những năm qua, TPHCM trân trọng những đóng góp của giới luật sư cho sự phát triển KT-XH của Thành phố", ông Hạnh nói.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Phan Trung Hoài cho rằng, cần thiết sớm sửa đổi Luật Luật sư theo hướng nằm trong tổng thể các đạo luật khác, đồng thời xác định rõ vị trí pháp lý và vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ pháp chế XHCN, nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp với tư cách bỗ trợ tư pháp.

Khẳng định thể chế của Đảng và Nhà nước đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ luật sư hiện nay, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, hướng sửa đổi Luật Luật sư cần theo kịp xu thế của thế giới, cũng như nâng cao trách nhiệm của luật sư đối với nhân dân và đất nước, để luật sư làm tròn bổn phận của mình, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

"Hoàn thiện các quy định về luật sư là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay, bởi các quy định của pháp luật đã có nhiều sửa đổi, bổ sung", luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nêu rõ.

Đề cập đến việc sửa đổi Luật Luật sư và các chính sách về luật sư, Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ quốc tế, Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trần Tuấn Phong kiến nghị, Luật Luật sư cần được sửa đổi và ban hành đồng bộ tập trung xử lý các vấn đề lớn như phát triển và mở rộng thị trường pháp lý; có mô hình tổ chức công ty luật phù hợp; chính sách và cơ chế công khai minh bạch đánh giá năng lực hành nghề và đề cao tính chuyên sâu của các tổ chức hành nghề tại Việt Nam (cả trong nước và nước ngoài); chính sách về tài chính phát triến các hãng luật lên các quy mô cao hơn (tích lũy vốn, tín dụng và chính sách thuế), gắn với trách nhiệm đào tạo, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm cộng đồng, hỗ trợ pháp lý, và có chính sách thu hút và gắn bó các lợi ích liên quan đến hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế. Các đề xuất chi tiết cho từng vấn đề cần phải được đưa ra trên cơ sở khảo sát thực tế, theo số liệu cụ thể và đề ra giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế pháp lý về luật sư, hành nghề luật sư- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm triển khai thi hành Luật Luật sư - Ảnh: VGP/LS

Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao vai trò luật sư

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh: Bộ Tư pháp ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được trong quá trình thi hành Luật Luật sư ở cấp trung ương và địa phương, nổi bật là: Nhận thức của cơ quan, tổ chức và xã hội về vị trí, vai trò của luật sư và hành nghề luật sư đã có những thay đổi tích cực.

Số lượng luật sư tăng lên nhanh chóng, dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú; chất lượng tham gia tố tụng của luật sư có sự tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thúc đẩy cải cách tư pháp.

Đồng thời, Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao tối đa vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, nhất là sau khi Liên đoàn Luật sư được thành lập. Các Đoàn luật sư và luật sư đã tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, hoàn thiện pháp luật…

Công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư đã tập trung xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nghề luật sư, hoàn thiện thể chế, đào tạo nghề luật sư và tranh thủ các nguồn lực nhằm hỗ trợ phát triển nghề luật sư.

Theo Thứ trưởng Mai Lương Khôi, với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ban ngành liên quan đã có sự quan tâm, phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của các địa phương và Liên đoàn Luật sư, các Đoàn Luật sư thực hiện tốt nhất vai trò tự quản của mình.

Đồng thời, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế pháp lý về luật sư, hành nghề luật sư và tích cực triển khai các văn bản, đề án như Chiến lược phát triển nghề luật sư, Đề án phát triển đội ngũ luật sư hội nhập quốc tế; tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành với UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp các địa phương trong quản lý nhà nước, trong đó chú trọng một số giải pháp phát triển toàn diện và tăng cường quản lý luật sư, hành nghề luật trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động luật sư thông qua đẩy mạnh việc thực hiện và phối hợp với Ban Nội chính TW và các ngành liên quan kiểm tra, khảo sát triển khai Chỉ thị số 33/CT-TW và Kết luận số 69-KL/TW tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

Phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện một số nhiệm vụ được nhà nước chuyển giao; phối hợp công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc các nhiệm kỳ, phê duyệt theo thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến khiếu nại, tố cáo luật sư, các vấn đề nóng, phức tạp trong tổ chức, hoạt động luật sư đảm bảo đúng quy trình, thủ tục…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Trong đó có liên quan một số nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác tự quản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư như phát huy vai trò, trách nhiệm và nguyên tắc làm việc của các cơ quan, đơn vị trực thuộc như Ban Thường vụ, Ban chủ nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các luật sư, chất lượng dịch vụ pháp lý.

* Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm triển khai thi hành Luật Luật sư.

Lê Sơn