• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật môi trường. Bài 1: Đã đến lúc sửa Luật Bảo vệ môi trường 2005

Nhằm giải quyết các bất cập phát sinh, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho phù hợp với tình hình và thông lệ quốc tế, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 20/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (sửa đổi).

09/02/2012 15:50

Nhằm giải quyết các bất cập phát sinh, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho phù hợp với tình hình và thông lệ quốc tế, Quốc hội đã ra Nghị quyếtsố 20/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (sửa đổi).

Ngay sau đó, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì soạn thảo . Tổng cục Môi trường (Vụ Chính sách – Pháp chế) được Bộ giao là đơn vị đầu mối triển khai xây dựng đạo Luật này. Báo TN&MT xin giới thiệu bài viết của Thạc sỹ Hoàng Minh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Môi trường về sự cần thiết sửa đổi Luật cũng như các vấn đề lớn được đề cập trong Luật chỉnh sửa tới đây.

Tổ chức bảo vệ môi trường có bước phát triển từ Trung ương đến địa phương

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ban hànhđã đem lại những tác động tích cực đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong những năm qua.

Hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường đã được phát triển lớn mạnh từ Trung ương đến địa phương. Cục Cảnh sát môi trường(nay là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an và lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên cả nước đã được thành lập.

Hoạt động đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ và cải thiện môi trường, đặc biệt là đầu tư từ xã hội đã bước đầu đem lại hiệu quả. Công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị các cấp vào công tác bảo vệ môi trường đã bước đầu thu được những thành quả đáng khích lệ. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã được tăng cường một bước, thu hút được một nguồn ODA đáng kể đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả, bước đầu kiềm chế được tốc độ gia tăng ô nhiễm thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Công tác đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã được chú ý cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt; thực hiện phân cấp mạnh công tác thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường cho địa phương đối với nhiều loại hình dự án hơn và quy mô dự án lớn hơn nhiều so với trước đây.

Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải, tư vấn, hỗ trợ địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải đã được chú ý. Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản đã được quan tâm, chú trọng...

Môi trường đang diễn biến phức tạp

Hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp và đang tồn tại nhiều hạn chế, rất cần những điều chỉnh mới về luật pháp.

Đó là nhiều vấn đề ô nhiễm mới phát sinh và ngày càng trầm trọng, như ô nhiễm ở khu đô thị, vùng khai mỏ, rừng bị hủy hoại, đa dạng sinh học suy thoái nghiêm trọng.

Quản lý chất thải rắn tại các đô thị còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Lượng chất thải rắn tại các đô thị được thu gom mới đạt 65% tổng lượng chất thải rắn phát sinh.Tại nhiều đô thị chưa có hệ thống phân loại xử lý riêng đối với chất thải nguy hại. Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới được khoảng 10-12% khối lượng rác thải… Hình thức tiêu hủy chất thải phổ biến vẫn là đổ thải ở các bãi rác lộ thiên và trong số này có 49 bãi rác bị xếp vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người…

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn nghèo nàn và lạc hậu. Tình hình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải lại không tương xứng với mức độ gia tăng lượng chất thải trên thực tế dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng.

Đầu tư cho bảo vệ môi trường mặc dù bước đầu đã có những chuyển biến tích cực song còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và có tình trạng sử dụng nguồn kinh phí chưa hiệu quả.

Tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào Việt Nam đang diễn ra ngày một bức xúc. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến, dưới các hình thức ngày càng tinh vi và phức tạp.

Một vấn đề quan trọng mang tính quyết định dẫn đến tình trạng nói trên là hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường mặc dù đã có sự phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thiếu chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.

Bất cập trong Luật Bảo vệ môi trường 2005

Cùng với những vướng mắc phát sinh trong thực tế, bản thân Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quá nhiều hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện.

Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quản lý môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên, hiện nay một số quy định đã tỏ ra không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các quy định về quản lý môi trường trên thực tế chưa được phổ biến, công khai rộng rãi đến người dân; các quy định áp dụng cho từng lĩnh vực đặc thù còn hạn chế; một số hoạt động cần phải tuân thủ quy định về quản lý môi trường nhưng lại không được quy định hoặc những hoạt động cần thiết cũng không có quy định…

Yêu cầu đánh giá tác động môi trường chưa thực sự trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước nhằm phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường, chưa tạo điều kiện để người dân tham gia hoặc tham gia rất hình thức.

Về nội dung quản lý Nhà nước, Luật Bảo vệ môi trường 2005 mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ các thành phần môi trường mà chưa bao quát được vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Qua thực tiễn quản lý cho thấy, có sự chồng chéo giữa chức năng, thẩm quyền giữa các Bộ, ngành. Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành khác cũng như bộ phận, đơn vị chuyên môn, chuyên trách về quản lý bảo vệ môi trường ở các cơ quan này. Còn thiếu các quy định phân cấp trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. Tình trạng rất nhiều đoàn thanh tra của Trung ương lẫn địa phương cùng thanh tra, kiểm tra cùng một đối tượng thanh tra và cùng một vụ việc cụ thể...

Các quy định về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ môi trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Chế tài hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn chỉ nằm trên giấy. Mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Pháp luật về trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại về môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá chung chung, thiếu cụ thể và khó áp dụng trên thực tế. Chưa có quy định rõ ràng để phân biệt giữa trách nhiệm khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật về dân sự...

ThS. Hoàng Minh Sơn

Bài 2: Sửa đổi,bổ sung toàn diện Luật Bảo vệ môitruong