• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục thu hút các dự án quy mô lớn vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

(Chinhphu.vn) - Bộ KH&CN, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vừa trao quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án, tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm công nghệ cao và phát triển phần mềm.

31/12/2020 16:03

Trao quyết định chủ trương đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar” và dự án “Trung tâm sản xuất và Phát triển phần mềm NGS”. Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Đó là dự án “Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar” của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây, có mục tiêu nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm ứng dụng công nghệ nguyên liệu nano, các loại dược liệu ứng dụng công nghệ chiết xuất, các loại thuốc chứa hormon và ứng dụng các công nghệ tiên tiến khác. Quy mô sản xuất của dự án dự kiến đạt gần 5 tỷ tấn sản phẩm mỗi năm khi đi vào hoạt động ổn định.

Dự án “Trung tâm sản xuất và Phát triển phần mềm NGS” thuộc Công ty cổ phần Thiết bị và truyền thông NGS, có mục tiêu nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho khách hàng trong nước và nước ngoài.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm hình thành một đô thị KH&CN, một hệ sinh thái thông minh cho phát triển KH&CN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Sau hành trình dài xây dựng và phát triển, đến nay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã trưởng thành và đang đón nhận những tín hiệu lạc quan, đáng mừng về công tác đầu tư, đặc biệt là sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như Vingroup, Viettel, VNPT, FPT, Hanwha,…

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, để có thể phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cần có sự quan tâm, hỗ trợ cơ chế chính sách của rất nhiều cơ quan ban ngành của Quốc hội, của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương, cũng như sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Bộ KH&CN, để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao trong nước và quốc tế.

Bộ trưởng đề nghị, thời gian tới, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tập trung một số vấn đề, như kiện toàn tổ chức bộ máy, tiếp tục nghiên cứu các phương án đón nhận xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài; trong quá trình thu hút, triển khai các dự án đầu tư cần bám sát chỉ đạo định hướng lớn của Đảng.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cần đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao, các startup tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế với khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao ở nước ngoài để nâng cao tiềm lực công nghệ cao và tiếp cận với các nhà đầu tư lớn.

Hoàng Giang