• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với OECD

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và phía OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) xây dựng chương trình hợp tác cụ thể Việt Nam - OECD trong giai đoạn 5 năm tới phù hợp với chủ trương, yêu cầu của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường quan hệ với các nước đối tác và tổ chức quốc tế lớn trên thế giới.

21/07/2009 18:59

Các Bộ, ngành liên quan tiếp tục thúc đẩy hợp tác với OECD theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1478/TTg-QHQT ngày 21/9/2006 và cử đầu mối theo dõi hợp tác với OECD trong lĩnh vực được phụ trách; định kỳ thông báo Bộ Ngoại giao tình hình triển khai các hoạt động hợp tác với OECD để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trao đổi với OECD về các đề xuất liên quan đến Hội thảo tại Hà Nội về các thách thức trong hợp tác và thông tin liên quan đến phát triển vào tháng 1/2010, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan đón và làm việc với đoàn OECD sang trao đổi về hai nghiên cứu chính sách "Vai trò của nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo" và "Thiết kế chính sách nông nghiệp cho các nước đang phát triển".

Thông tin tham khảo:

OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu.

Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Việt Nam đã có quan hệ với OECD trong nhiều năm thông qua sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành vào một số diễn đàn và chương trình khu vực của OECD như Diễn đàn toàn cầu về Đầu tư quốc tế (Ấn Độ, 10/2004), Hội nghị bàn tròn Đầu tư Châu Á (Indonesia, 2/2005), Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu (Pháp, 2/2005)… Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam tạm thời chưa có chương trình tổng thể về hợp tác với OECD. 

OECD đánh giá cao chính sách và các thành tựu của Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Để thống nhất triển khai hợp tác với OECD, Chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong quan hệ với OECD và cử điều phối viên quốc gia của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD. OECD đã đồng ý chọn Việt Nam là một trong những chủ đề chính của chương trình 2005-2006 của Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên (CCNM).

(Theo Mofahcm.gov.vn)

Ngọc Hà

(Nguồn: Công văn 4854/VPCP-QHQT)