• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam-Lào

(Chinhphu.vn) – Sáng 7/12, tại thành phố Vinh, Nghệ An, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Bộ Nội vụ Lào tổ chức Hội thảo “Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc”.

07/12/2019 11:13
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dự hội thảo. Ảnh VGP/Lê Sơn
Tham dự Hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành và địa phương của hai nước cùng 300 đại biểu đã tham dự hội thảo quan trọng này.

Nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy mối quan hệ thuỷ chung, gắn bó Việt-Lào

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ: Năm 2019, là năm có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước Việt - Lào, là năm bản bản lề hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, đó là năm diễn ra các sự kiện đối ngoại quan trọng của hai nước. Tại các cuộc gặp, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định lại tuyên bố chung về tiếp tục gìn giữ và vun đắp phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, không ngừng nâng cao hiệu quả quan hệ thiết thực, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Theo Phó Thủ tướng, chuyến thăm Việt Nam của Đoàn cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane dẫn đầu tới Việt Nam và tham dự Hội thảo lần này và hoạt động giao lưu nhân dân của đồng bào các dân tộc thiểu số và người có uy tín sinh sống dọc tuyến biên giới hai nước Việt-Lào là dịp để chúng ta tiếp tục nâng cao nhận thức của các ngành các cấp, địa phương, cộng đồng các dân tộc thiểu số về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam-Lào, sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa, thuỷ chung, trong sáng, có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho nhau trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế ngày nay của hai nước. Đồng thời nâng cao ý thức và gìn giữ, phát huy mối quan hệ thuỷ chung, gắn bó này cho các thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng phát biểu tại hội thảo. Ảnh VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh đến công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng vững chắc thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, phòng chống tội phạm xuyên biên giới như tội phạm ma tuý, buôn bán người, buôn bán hàng hóa trái phép.

Về các giải pháp phát triển KT-XH, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, trọng tâm là các giải pháp và chính sách phù hợp về đất đai, tín dụng, đào tạo nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế biến gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững.

Trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về công tác dân tộc

Bên cạnh đó, cần trao đổi các giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số sinh sống dọc tuyến biên giới Việt Nam-Lào nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng thời cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học quý báu, thành công cũng như vấn đề chưa thực hiện được trong công tác dân tộc của hai nước. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và khó lường, nhưng quan hệ hữu nghị chí tình, chí nghĩa của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng được vun đắp, phát triển hiệu quả vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định và hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Việc tổ chức hội thảo này thêm một minh chứng cho mối quan hệ một lòng và khăng khít giữa hai nước. Qua đó, Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn các đại biểu tham dự Hội thảo thảo luận sâu sắc về các nội dung cụ thể, những vấn đề phát sinh, đề xuất giải pháp thiết thực, tháo gỡ khó khăn, giữ gìn ổn định an ninh trật tự, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống dọc tuyến biên giới Việt-Lào.

Ban Tổ chức Hội thảo cần tổng hợp đầy đủ các vấn đề được nêu lên tại hội thảo, đề xuất cấp có thẩm quyền của hai nước để có chương trình và kế hoạch chung về phối hợp của hai nước cũng như của từng quốc gia một cách thiết thực và hiệu quả.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng cho biết, tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 với 8 nhóm giải pháp cụ thể. Nhân dịp này, Việt Nam cũng muốn lắng nghe, học tập kinh nghiệm những điều thú vị trong công tác dân tộc của Lào, để nghiên cứu, hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể nêu trên. Qua đó, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ  đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân các dân tộc hai nước chúng ta.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane khẳng định: Hội thảo là minh chứng sinh động cho mối quan hệ mật thiết, tốt đẹp giữa Việt Nam -Lào, Lào-Việt Nam. Tai hội thảo này hai bên sẽ đánh giá khách quan, toàn diện về mối quan hệ và tìm ta giải pháp để xây dựng tuyến biên giới và tiếp tục xây dựng, củng cố tình đồng chí anh em, mối quan hệ bền vững giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Đồng chí mong muốn muốn các đại biểu dốc hết trí lực, kinh nghiệm để làm nên thành công hội thảo; chúc tình đoàn kết Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào ngày càng xanh tươi, đời đời bền vững như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane cũng như nhiều thế hệ lãnh đạo của hai nước đã dày công xây dựng và vun đắp.

Các giải pháp tổng thể phát triển KT-XH khu vực biên giới

Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích một cách sâu sắc, toàn diện các vấn đề về vai trò của hệ thống chính trị các cấp, của cộng đồng các dân tộc thiểu số, người có uy tín sinh sống dọc hai bên tuyến biên giới Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học quý trong công tác dân tộc của hai nước.
Ảnh VGP/Lê Sơn
Chia sẻ những thành tựu bước đầu về công tác dân tộc của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Để công tác dân tộc, chính sách dân tộc đạt được kết quả toàn diện thì Đảng phải lãnh đạo xây dựng được đường lối đúng đắn, kiên định, nhất quán đối với công tác dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; Quốc hội, Chính phủ phải kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến pháp, pháp lệnh, nghị quyết, quyết định, để triển khai thực hiện. Trong từng giai đoạn cách mạng, từng thời điểm cụ thể, phải tổ chức được sự kiện chính trị, xã hội mang tầm quốc gia để tập hợp, kết nối đồng bào dân tộc thiểu số với nhau, tạo sức lan tỏa và động lực để đồng bào dân tộc thiếu số phát huy nội lực, vươn lên trong cuộc sống.

 Cùng với đó, phải thực sự quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo, gải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc trong đời sống của bà con; cùng với phát triển kinh tế, phải chăm lo giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đa dạng phong phú, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam.

Đồng thời phải quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; củng cố xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế vè công tác dân tộc để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Minh chứng sinh động về mối quan hệ giữa Việt Nam-Lào, Lào Việt Nam được sinh viên Phao Mạ Ny Phon Thong-lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh cho biết qua cảm nhận của mình về một miền quê cụ thể của đất nước Việt Nam - “Nghệ An trong tôi”. “Vinh dự và tự hào được nhận học bổng của tỉnh Nghệ An sang học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Trải qua quãng thời gian sinh sống và học tập, mảnh đất và con người nơi đây đã “hóa tâm hồn”, đã gắn kết và để lại nhiều ấn tường và cảm xúc sâu đậm trong tôi”, sinh viên Phao Mạ Ny Phon Thong bày tỏ.

Lê Sơn