• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Bài viết Nguyễn Minh Diễm

06/01/2022 14:30
Tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp - Ảnh 1.

Diện tích trồng thử nghiệm giông cây trông lâm nghiệp tối thiểu 2 ha, tối đa 10 ha

Thông tư nêu rõ, tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: a- Giống đã khảo nghiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hoặc đã trồng thử nghiệm theo quy định; b- Kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận, có năng suất, chất lượng tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được trồng trong cùng một vùng sinh thái.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ tiêu chí hủy bỏ công nhận giống cây trồng lâm nghiệp là giống cây trồng lâm nghiệp bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng hoặc bị sâu bệnh hại ở mức độ nặng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận; giống cây trồng lâm nghiệp không còn vật liệu nhân giống.

Thông tư cũng quy định trồng thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp. Đối tượng trồng thử nghiệm là giống cây trồng lâm nghiệp bản địa đặc hữu của địa phương; giống cây trồng lâm nghiệp đã công nhận được trồng thử nghiệm ở vùng sinh thái lâm nghiệp khác; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng thử nghiệm.

Diện tích trồng thử nghiệm tối thiểu 2 ha, tối đa 10 ha. Thời gian đánh giá kết quả trồng thử nghiệm đối với loài cây sinh trưởng nhanh là 36 tháng; đối với loài cây sinh trưởng chậm là 72 tháng; đối với loài cây lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm theo mục tiêu chọn giống được thu hoạch ổn định trong 2 vụ liên tiếp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/2/2022.

Minh Hiển