• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ngành tư pháp

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BTP quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

04/11/2022 18:37
Tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực TP - Ảnh 1.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

Thông tư này quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có hoạt động sự nghiệp công trong các lĩnh vực gồm: trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; công chứng; đấu giá tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; hỗ trợ pháp luật, tư vấn pháp luật.

Về nguyên tắc, việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ngành tư pháp

Các tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp như sau:

Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị đồng thời phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật.

Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ngành tư pháp

Đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực tư pháp khi thành lập phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được thực hiện khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được thực hiện khi có một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện giải thể khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/12/2022.