• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm cách trùng tu chùa Một Cột

(Chinhphu.vn) - Trong vài ngày gần đây, dư luận rất quan tâm tới thông tin liên quan đến chùa Một Cột. Theo đó, ngôi chùa đang bị xuống cấp nên cần phải sửa chữa để tránh bị hư hỏng do bị dột nát trước mùa mưa bão sắp tới. Vậy vụ việc cụ thể thế nào?

09/05/2013 09:32

Để làm rõ thông tin về các vấn đề liên quan, chiều ngày 8/5, UBND quận Ba Đình, đơn vị trực tiếp quản lý di tích chùa Một Cột tổ chức họp báo.

Cơ quan chức năng cho biết ngày 2/5/2013, Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Diên Hựu – Một Cột đã gửi thư tới UBND TP Hà Nội, trong thư có đoạn viết: “Kể từ hôm nay (tức 2/5/2013), sau 30 ngày nữa mà không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”.

Về vấn đề này, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết đến thời điểm này, các chuyên gia văn hóa chưa đưa chùa Một Cột vào danh sách hạng mục di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2008 đến nay, quận cũng đã tổ chức 4 cuộc hội thảo bàn các phương án để trùng tu, tôn tạo di tích, nhưng do trong các cuộc hội thảo còn rất nhiều ý kiến tranh luận, bàn cãi nên Ban Quản lý dự án (BQL) chưa đưa ra được phương án trùng tu cụ thể.

“Chúng tôi liên tục tiến hành thu thập tài liệu, xin ý kiến để hoàn thiện các phương án trùng tu. Không giống như các di tích đơn lẻ khác, chùa Một Cột có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại có giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh rất lớn nên dù có tác động nhỏ nào đến di tích cũng phải xin ý kiến và có sự đồng thuận của nhiều ngành, nhiều phía. Việc trùng tu chỉ được tiến hành khi tìm ra được phương án tối ưu, được dư luận ủng hộ”, ông Đỗ Viết Bình nói.

Cũng theo ông Bình, việc Đại đức Thích Tâm Kiên nói rằng nếu các cơ quan chức năng không sớm triển khai dự án thì nhà chùa sẽ tự tu sửa, nâng cấp là việc làm không thể chấp nhận và quận cũng sẽ không bao giờ để chuyện này xảy ra.

Ông Vũ Kim Khánh, Phó Giám đốc BQL dự án quận Ba Đình, đơn vị chịu trách nhiệm thi công trùng tu tôn tạo chùa Một Cột, cho biết: Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai từ năm 2009 để đón đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lúc đó, BQL dự án quận Ba Đình đã tu bổ, làm lại mái chùa Một Cột, làm lại hệ thống thoát nước, sân, vườn, lối đi quanh chùa. 

Còn việc tu bổ cũng như xây mới nhà tổ, nhà tăng thì phải tuyệt đối tuân thủ từng bước theo quy định của Nhà nước về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh..., vì thế, không thể làm nhanh, làm ẩu được, ông Khánh cho biết.  

Được biết ngày 15/5 tới đây, UBND quận Ba Đình sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và các cấp quản lý về 2 phương án trùng tu tôn tạo chùa Một Cột do Ban QLDA quận Ba Đình lựa chọn đã được Thành hội Phật giáo Hà Nội nhất trí thông qua.

 Chùa Một Cột còn có tên gọi là Diên Hựu được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (năm 1049) đời vua Lý Thái Tông. Từ năm 1962, chùa Một Cột được xếp hạng "Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia". Đến tháng 11/2012, ngôi chùa này được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á" . Nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng trong trung tâm chính trị - hành chính quốc gia Ba Đình, cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, hàng ngày, chùa Một Cột đón rất nhiều khách trong và ngoài nước tham quan.

Tuy nhiên, từ năm 2002, chùa bắt đầu xuống cấp bị dột và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn. Bắt đầu từ nhà thờ tổ đến các kèo gỗ và phía bên trong bàn thờ các sư tổ, hễ cứ trời mưa là nước rơi trực tiếp xuống các pho tượng và ngấm vào tường khiến nhà chùa phải đội nón lá và mặc áo mưa cho tượng để tránh tượng bị bong tróc. Các kèo gỗ trên trần do nước mưa ngấm lâu đã bị mục nát.

Dự án trùng tu tôn tạo chùa sau một thời gian dài xin ý kiến các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử để triển khai vẫn chưa đưa ra được phương án thống nhất.

Chiều ngày 7/5, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột cho biết đã gửi văn bản trình UBND TP Hà Nội để kiểm tra, xem xét và có kế hoạch trùng tu tôn tạo từ tháng 4/2008. Ngày 23/11/2009, UBND quận Ba Đình đã có quyết định số 2692/QĐ-UBND về việc tu bổ, tôn tạo từ Tam quan đến Tam bảo, nhà thờ Mẫu, sân chùa, xây mới nhà tăng, phục chế nhà tổ tất cả các hạng mục của chùa Diên Hựu – Một Cột và giao cho Ban quản lý Dự án quận Ba Đình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư với kinh phí hơn 31 tỷ đồng.

Sau đó, ngày 15/4/2010, UBND TP. Hà Nội có Thông báo số 110/TB-UBND đề nghị quận Ba Đình phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, sân vườn, hệ thống thoát nước của khu di tích… Việc chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đã được thực hiện trước thềm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Anh Dũng