• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm giải pháp xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) - Ngày 16/2, tại Hà Nội, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Hội Di sản Văn hoá Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về việc xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biện Phủ, tỉnh Điện Biên.

16/02/2025 14:43
Tìm giải pháp xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo khoa học. Ảnh: VGP/Minh Thúy

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh... cùng các nhà khoa học Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo nhân dân Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam...

Trong những thảo luận ban đầu tại Hội thảo khoa học lần thứ nhất do UBND tỉnh Điện Biên tổ chức tại Thành phố Điện Biên Phủ, quan điểm xây dựng mới dần thay thế quan điểm phục dựng ban đầu.

Hội thảo lần thứ hai tại Hà Nội được tổ chức để tiếp tục thảo luận sâu vào một số vấn đề: Xác minh và khẳng định tính xác thực của các tấm ảnh về Đền thờ Đức Thánh Trần trên đồi A1; khả năng tìm kiếm thêm tư liệu liên quan; tục thờ Thần và tục thờ Đức Thánh Trần nói chung và ở vùng núi phía Bắc, vùng biên ải nói riêng; bàn luận thấu đáo về sự cần thiết của việc xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần; Đền thờ Thần của người Việt - Một số đặc điểm cơ bản; xem xét Đền thờ Đức Thánh Trần trong không gian Quy hoạch Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, lựa chọn vị trí xây dựng; phác thảo về kết nối Đền thờ các liệt sỹ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Đền thờ Đức Thánh Trần và các điểm di tích phụ cận; cơ sở pháp lý và phác thảo Kế hoạch xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần.

Tìm giải pháp xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phát biểu tổng kết hội thảo. Ảnh: VGP/Minh Thúy

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tín ngưỡng thần linh và tín ngưỡng Đức Thánh Trần; giải pháp, định hướng bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Chiến trường Điện Biên Phủ trong thời gian tới; đặc biệt đề xuất phương án kiến trúc và bài trí thờ tự trong Đền thờ Đức Thánh Trần tại Điện Biên...

Các đại biểu đã đề xuất và nhất trí với phương án đề xuất xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi Cháy. Đây là ngọn đồi thấp hơn Đồi A1, cách Đồi A1 theo đường chim bay, tính từ tâm sang khoảng 200m và có thể nằm trong khu vực Đồi Lạng Chượng (tên gọi trước đây của Đồi A1). Dự kiến khu đất xây dựng Đền thờ là khu đất thoáng đãng, rộng rãi, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đảm bảo các yếu tố tổ hợp các hạng mục công trình trên tổng mặt bằng một cách hài hòa, hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các yếu tố gốc của di tích.

Việc xây dựng Đền Trần tại di tích Đồi Cháy sẽ tạo nên một trục liên hoàn bao gồm: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1 tạo thành nơi tập trung sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và các bậc tiền nhân có công lao trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thuận lợi cho nhân dân, du khách khi đến tham quan, tưởng nhớ.

Về kiến trúc, cần khôi phục ở mức cao nhất kiến trúc cổng Đền theo ảnh tư liệu để lại. Tuy nhiên, quy mô kích thước cổng đền nghiên cứu xây dựng phù hợp điều kiện thực tế hiện nay.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam nhấn mạnh 2 vấn đề. Đó là Đền thờ nằm trong tổng thể không gian Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ nên công trình xây dựng mới không được làm ảnh hưởng hay phá hủy các dấu tích đã được bảo tồn hoặc đã được phục hồi hoặc đang còn bị vùi lấp dưới đất (cần khảo sát, thăm dò khảo cổ vị trí xây dựng).

Tiếp đó, Đền thờ Đức Thánh Trần là công trình tưởng niệm, phương án kiến trúc ngoài tuân thủ nguyên tắc chung thì không nên "dập khuôn nguyên mẫu" các đền thờ gắn trực tiếp với cuộc đời và sự nghiệp của Đức Thánh Trần ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Quy mô đền thờ cần tính toán hợp lý, bảo đảm trang nghiêm và hài hòa với cảnh quan vùng Tây Bắc. Vì thế, tỉnh Điện Biên và các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu tham khảo.

Hội thảo đi đến thống nhất việc xây dựng mới Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên là cần thiết, hoàn toàn phù hợp cả về lý luận và thức tiễn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phù hợp với Chiến lược phát triển văn hóa từ nay tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Minh Thúy