• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm kiếm cơ hội phát triển ngành công nghiệp đóng tàu

(Chinhphu.vn)- Ngày 28/2, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghệ Đóng tàu, Hàng hải & Vận tải - VietShip 2012 do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin Group) và Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Việt Nam tổ chức, đã chính thức khai mạc. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến và lãnh đạo một số Bộ, ngành đã đến dự lễ khai mạc.

29/02/2012 07:06

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm một gian hàng tại VietShip 2012 - Ảnh Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định, thời gian qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành đóng tàu, dịch vụ hàng hải và vận tải biển thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Cùng những khó khăn trong nội tại của mình như năng lực quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, năng lực công nghệ ... cộng với tác động của thị trường hàng hải và đóng tầu quốc tế, hoạt động của ngành đóng tầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục khó khăn, Chính phủ đã xây dựng chương trình tái cơ cấu ngành công nghiệp đóng tầu, xây dựng chiến lược biển để phát triển ngành vận tải biển Việt Nam trong thời gian tới, mục tiêu xây dựng được một ngành vận tải biển, đóng tầu Việt Nam  đa sở hữu, đa công nghệ, có năng lực quản lý, quản trị tốt hơn, tiếp thu chuyển giao tốt công nghệ mới, đáp ứng cho nhu cầu phát triển và thực hiện thành công Chiến lược biển của Việt Nam.

Để thực hiện thành công mục tiêu đó, trước hết phải thực hiện tái cơ cấu thành công các doanh nghiệp trong ngành đóng tầu, lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp.

Một sản phẩm được trưng bày tại VietShip - Ảnh Chinhphu.vn

Các nhà  đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân trên thế giới, tham gia vào chương trình tái cơ cấu ngành đóng tầu để cùng xây dựng ngành đóng tầu và hàng hải Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn.

Với sự nỗ  lực của các quốc gia, nền kinh tế thế giới sẽ tìm thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn sau giai đoạn khó khăn này. Vietship 2012 là dịp tốt để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội phát triển.

Theo Tổng giám  đốc Tập đoàn CNTT Việt Nam- Vinashin Trương Văn Tuyến, được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn  đầy khó khăn thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng Vietship 2012 vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế cũng như các đơn vị trong nước tham dự nhằm tìm kiếm “Cơ hội cho Hợp tác và Phát triển”.

Triển lãm có qui mô gần 10.000m2 trưng bày, trên 300 gian hàng của 200 công ty, trong đó 2/3 là các công ty, tập đoàn quốc tế đến từ những quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển hàng đầu thế giới, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Nauy, Singapore, Nga, Tây Ban Nha…và sẽ kết thúc vào ngày 1/3.

Văn Chính