• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm kiếm và vinh danh giải pháp thúc đẩy công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

(Chinhphu.vn) - Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 có chủ đề ‘Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo chinh phục thị trường toàn cầu’ nhằm thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương để tạo bệ phóng cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

18/03/2024 17:42
Tìm kiếm và vinh danh giải pháp thúc đẩy công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo- Ảnh 1.

Công bố Chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”

Thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022-2027

Chiều 18/3, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)  phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố đầy tiềm năng trong ngành bán dẫn với nhiều lợi thế như vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển, người dân thành thạo công nghệ và lực lượng lao động trẻ dồi dào, có sức sáng tạo.

Ngành bán dẫn ở Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022-2027.

Nắm bắt được cơ hội đó, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn; tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp công nghệ để hỗ trợ, phát triển và lan tỏa.

Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 bám sát vào bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, chiến lược phát triển các ngành công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.

Tìm kiếm và vinh danh giải pháp thúc đẩy công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: "Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố đầy tiềm năng trong ngành bán dẫn".

 2 trụ cột và 3 nhóm doanh nghiệp

Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra với hai trụ cột. Thứ nhất là tìm kiếm và vinh danh các giải pháp nâng cao chất lượng công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn, với ưu tiên ứng dụng phục vụ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.Thứ hai là tìm kiếm và vinh danh các giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ cho xây dựng, phát triển doanh nghiệp, gia tăng năng suất công việc. Qua đó hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương để thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thông qua việc tìm kiếm và vinh danh các giải pháp, chương trình sẽ đóng góp vào mục tiêu chung lan tỏa nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, khuyến nghị và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các giải pháp phục vụ nâng cấp cải tiến vận hành doanh nghiệp, cải thiện hiệu suất, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên thị trường thế giới.

Về cấu trúc, Chương trình bao gồm 3 nhóm: Nhóm doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo; nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startups). 

Các cá nhân, đơn vị có giải pháp xuất sắc được lựa chọn sẽ có cơ hội giới thiệu giải pháp và hợp tác với các tập đoàn; nhận được cam kết đầu tư đến từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn đầu ngành trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, được kết nối, gia nhập hệ sinh thái của NIC và Meta cùng các gói hỗ trợ nâng cao năng lực, có cơ hội xúc tiến thương mại và nhiều giải thưởng khác.

Theo ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta, “Thử thách đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024” là một sân chơi trí tuệ nhằm thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Sáng kiến này sẽ góp phần tăng cường tính hội nhập của lĩnh vực công nghệ của Việt Nam trong nền kinh tế số toàn cầu.

Chương trình sẽ kéo dài tới tháng 10/2024./.

Minh Ngọc