• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm mọi cách giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể áp thuế đối ứng

(Chinhphu.vn) - Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng. Sau khi nghe ý kiến đề xuất của các địa phương, Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan đã có phần nội dung giải đáp ngay tại phiên họp.

06/04/2025 15:42
Tìm mọi cách giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể áp thuế đối ứng- Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: VGP/NB

Ngân hàng Nhà nước: Bám sát thị trường tài chính thế giới, linh hoạt điều chỉnh tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy kinh tế

Liên quan đến việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận: Sau khi Hoa Kỳ thông tin về thuế đối ứng, thị trường tài chính tiền tệ thế giới và trong nước cũng sẽ biến động phức tạp và gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất cũng như việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% của chúng ta.

Tính đến thời điểm hiện tại, kinh tế trong nước đang diễn biến tích cực, nhu cầu hàng hóa trong nước có cải thiện với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 6,2%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng trưởng tốt. Mặc dù trụ cột xuất khẩu và dòng vốn FDI giải ngân đang tăng thấp hơn so với cùng kỳ nhưng kết quả chung cho thấy GDP quý I đã tăng 6,93%, đây là mức cao nhất trong quý I từ năm 2020 đến nay. 

"Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên thì chúng ta phải cố gắng rất nhiều", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá.

Về điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và ngoại hối, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tín dụng 16% và đã thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng chủ động. Đến hết quý I tăng trưởng tín dụng đã tăng 3,93%, gấp 2,5 lần so với mức tăng 1,42% của cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy tín dụng đã đóng góp vào tăng trưởng và tổng đầu tư toàn xã hội trong thời gian vừa qua. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi và nếu lạm phát vẫn tiếp tục kiểm soát ở mức thấp thì cũng có thể linh hoạt điều chỉnh tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đối với lãi suất, các ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất huy động mới gần như không thay đổi, chỉ tăng khoảng 0,08%, trong khi đó mặt bằng lãi suất cho vay vẫn tiếp tục giảm khoảng 0,4% so với cuối năm trước, đây là mức giảm đáng ghi nhận cho nỗ lực của hệ thống ngân hàng.

Đối với vấn đề tỷ giá và thị trường ngoại hối, Ngân hang Nhà nước đã nghiên cứu kỹ sắc lệnh về thuế thì thấy Tổng thống Trump đã dựa trên thặng dư thương mại của các nước để áp thuế đối với một số quốc gia và vấn đề tiền tệ không được đề cập rõ. Ngay khi Tổng thống Trump tuyên bố, trong ngày đầu tiên, tỷ giá đã tăng thêm 0,6% là mức rất lớn. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến để có thể điều hành các công cụ và giải pháp với thời điểm và liều lượng hợp lý, cân nhắc hài hòa giữa mục tiêu ổn định tỷ giá và giảm lãi suất.

Tìm mọi cách giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể áp thuế đối ứng- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, ngành Công Thương đề nghị phải tìm mọi cách để giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể tăng thuế đối ứng - Ảnh: VGP/NB

Bộ Công Thương: Tìm mọi cách để giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể áp thuế đối ứng

Thông tin tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, ngành Công Thương đề nghị phải tìm mọi cách để giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể tăng thuế đối ứng, đồng thời, phải chuẩn bị mọi phương án kỹ lưỡng để ứng phó chủ động, phù hợp trong mọi tình huống. 

"Nếu Hoa Kỳ kéo dài thời gian đàm phán, chúng ta phải đồng thời làm 2 việc: Một là, đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương để mở đường cho hợp tác thương mại song phương. Hai là, thỏa thuận về chống gian lận xuất xứ để chặn ngay việc hàng hóa nước thứ ba qua Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ", Bộ trưởng phân tích.

Cùng với giải pháp này, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh động lực tăng trưởng truyền thống, nhất là thông qua đầu tư công và huy động các nguồn lực đầu tư xã hội. Đồng thời, phát triển kinh tế trong nước, đây là một động lực rất quan trọng, tạo đột phá trong các động lực tăng trưởng mới thông qua chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân để huy động các nguồn lực cho nền kinh tế.

Giải pháp thứ hai là chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện thể chế, cải cách hành chính, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung hoàn thiện các dự thảo luật theo quy trình "một luật sửa nhiều luật" trình Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và những lĩnh vực mới, để tạo động lực mới cho phát triển.

Đồng thời, cần cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới, để các địa phương, các bộ ngành, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng khai thác và phát huy hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chúng ta đã ký kết. Tiếp tục khai thác, mở mới các thị trường thúc đẩy sản xuất và góp phần tăng cường nền tảng sản xuất trong nước.

Về phía các địa phương và các Bộ, ngành, Bộ Công Thương đề nghị các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Công Thương triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trong Đề án xây dựng quan hệ thương mại cân bằng, hài hòa với các đối tác lớn, trong đó có Hoa Kỳ, nhất là việc rà soát, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cho doanh nghiệp và hàng hoá của các đối tác, trong đó có Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để triển khai các dự án trong các quy hoạch ngành quốc gia như Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch khoáng sản, vừa để tạo dư địa tăng trưởng cho địa phương và cả nước, vừa chủ động nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất và trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần chủ động nguồn cung để tránh bị cuốn vào cuộc chiến thương mại về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Các địa phương phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, không để ách tắc. Các địa phương cần chỉ đạo, khuyến khích các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, phát triển du lịch và dịch vụ vì đây là lĩnh vực dư địa còn rất lớn. Đặc biệt, đề nghị các địa phương tập trung hỗ trợ triển khai các dự án trong Quy hoạch điện VIII.

Vừa rồi, có một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đắk Nông kiến nghị về việc bổ sung Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Bộ Công Thương đã tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, tránh lặp lại "vết xe đổ" trong việc điều chỉnh quy hoạch trước đây nên Bộ đã làm việc rất nhiều lần với các địa phương. Hiện tại, tổng công suất hệ thống đã được xác định là khoảng 236.000 MW, gấp 3 lần hiện nay và bảo đảm cân đối các vùng miền, bảo đảm cân đối giữa nguồn và lưới truyền tải cũng như bảo đảm giá điện phù hợp với khả năng chi trả cho đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

"Các địa phương đề nghị bổ sung dự án vào quy hoạch, về nguyên tắc, Bộ Công Thương trân trọng tiếp thu, nhưng phải làm theo đúng quy định. Quy hoạch lần này nhằm 3 mục tiêu: đáp ứng nhu cầu trong nước; đáp ứng nhu cầu mua bán điện trực tiếp (DPPA); đáp ứng nhu cầu xuất khẩu điện.

Với Hải Phòng, Bộ Công Thương đã tiếp thu và bổ sung để thay thế nhưng chưa chọn được nhà đầu tư.

Với Quảng Ninh, Bộ Công Thương ghi nhận đề xuất về dự án nhiệt điện khí thứ hai và đưa vào danh mục dự phòng. Trong trường hợp Quảng Ninh chọn được nhà đầu tư, bảo đảm tiến độ thì có thể xem xét đưa vào quy hoạch. Hiện nay, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 dù đã chọn được nhà đầu tư nhưng triển khai rất chậm, trước năm 2031 khó có thể hoàn thành nếu thêm dự án nữa e rằng sau này lại thành quy hoạch treo.

Riêng Đắk Nông, chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương sẽ xem xét với điều kiện là địa phương phải chọn được nhà đầu tư đủ năng lực và phải thực hiện theo phương án mua bán điện trực tiếp (DPPA). Khi đó, Bộ Công Thương sẵn sàng đưa dự án vào quy hoạch", Bộ trưởng thông tin.

Tìm mọi cách giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể áp thuế đối ứng- Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh

Bộ Xây dựng: Các địa phương chủ động cân đối vốn nâng cấp quốc lộ đã được giao về địa phương quản lý

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, qua tổng hợp các ý kiến đề xuất của địa phương đề xuất đầu tư đường cao tốc như Yến Bái, Đắk Lắk, các tuyến vành đai…đều đã được Bộ Xây dựng đề xuất trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 trong mục tiêu hoàn thành 5.000km cao tốc trên cả nước.

Về ý kiến của Đắk Nông về việc nâng cấp Quốc lộ 28 đoạn từ Bình Thuận lên Đắk Nông, theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 165/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã phân cấp toàn bộ tuyến quốc lộ này cho địa phương quản lý. Vì vậy, đề nghị tỉnh Đắk Nông chủ động cân đối nguồn vốn để thực hiện nâng cấp tuyến đường này.

Về quy hoạch cao tốc từ Đắk Nông đi Bình Thuận hiện nay Bộ Xây dựng mới được đề xuất chủ trương và sẽ phối hợp với địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Để sớm xây dựng tuyến cao tốc này, Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bình Thuận chủ động rà soát, cập nhật quy hoạch tỉnh sớm có báo cáo lên cấp có thẩm quyền để triển khai.

Phan Trang