• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm thấy 8 đạo sắc phong liên quan đến Thái úy Tô Hiến Thành

(Chinhphu.vn) - Các đạo sắc phong này vẫn còn nguyên vẹn, có cùng kích thước (chiều dài 136cm, rộng 53cm) và trang trí hoa văn giống nhau, được viết bằng chữ Hán cổ.

11/07/2014 15:15
Trong quá trình khảo sát, sưu tầm, số hóa tư liệu Hán Nôm trên địa bàn huyện Nghi Xuân, Bảo tàng Hà Tĩnh đã phát hiện tại đền Thượng (xã Cổ Đạm) hiện đang lưu giữ 8 đạo sắc phong bằng văn tự Hán-Nôm cổ thời Nguyễn, liên quan đến nhân vật lịch sử thời Lý, Thái úy Tô Hiến Thành.

Các sắc phong do vua Thiệu Trị (1846), Tự Đức (1850 và 1880), Đồng Khánh (1887), Thành Thái (1890), Duy Tân (1909) và Khải Định (1924) ban.

Các đạo sắc phong cổ này vẫn còn nguyên vẹn, có cùng kích thước (chiều dài 136cm, rộng 53cm) và trang trí hoa văn giống nhau, được viết bằng chữ Hán cổ trên nền giấy gió màu vàng nghệ với nét chữ mảnh, rõ và sắc nét, mặt trước trang trí họa tiết hoa văn hình rồng, xung quanh được viền bằng các họa tiết hình vạch kẻ song song liền nhau.

Trước đó, ngày 24/3/2014, nhóm nghiên cứu Trung tâm Dữ liệu di sản Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh cũng phát hiện được một đạo sắc phong cổ bảo lưu tại đền Am thuộc xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân.

Sắc phong này tuy không còn nguyên vẹn, phần bo quanh đã bị rách, tuy nhiên nét chữ và các hoạ tiết trang trí, ấn triện nhà vua còn khá rõ ràng với nội dung phong thần cho Thái úy Tô Hiến Thành và giao cho xã Cương Đoán, huyện Nghi Xuân (nay thuộc xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) thờ phụng. Niên hiệu ghi trên sắc: "Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật" (ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2-1887).

Thái úy Tô Hiến Thành (sinh năm 1102, quê ở làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên, nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội) còn có tước hiệu là Tô Đại Liêu. Ông đỗ Thái Học sinh khoa Mậu Ngọ (1138), sống và làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông (1133-1174) và Lý Cao Tông (1175-1209).

Tô Hiến Thành là người văn võ song toàn, là danh nhân kiệt xuất về chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước; nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.

Công lao lớn nhất của ông là việc tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay.

Sau khi mất, ông được nhân dân nhiều nơi tôn vinh làm Phúc thần, thờ làm Thành hoàng.

HK