• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm thấy đất hiếm ở Bến Đền – Lào Cai

Ngày 16/11, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc đã làm việc với đại diện Tổng Công ty Dầu, Kim khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) về Kết quả điều tra đánh giá tiềm năng đất hiếm khu vực Bến Đền, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

17/11/2011 08:27

Ngày 16/11, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc đã làm việc với đại diện Tổng Công ty Dầu, Kim khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) về Kết quả điều tra đánh giá tiềm năng đất hiếm khu vực Bến Đền, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo của đại diện JOGMEC, mỏ đất hiếm (REE) ở Bến Đền thuộc loại mỏ tàn dư, nằm trong vỏ phong hóa của đá granit biến chất. Công tác điều tra đã thực hiện từ năm 2007, với việc đào 29 hào, khảo sát 17 vết lộ và khoan 108 lỗ khoan với tổng chiều dài 1750,5m, tiến hành trên 4 thân đá granit biến chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “tài nguyên cấp suy đoán – 334a” là 22 triệu tấn với hàm lượng 0,111% TR 2 O 3, , đạt trữ lượng khoảng 24.497 tấn. “Tài nguyên cấp dự tính – 333” là 23 triệu tấn với hàm lượng 0,094% TR 2 O 3, , đạt trữ lượng khoảng 21.588 tấn. So với hàm các mỏ khác tại Việt Nam như Đông Pao, Yên Phú, Nậm Xe thì hàm lượng và trữ lượng đất hiếm ở Bến Đền là thấp. Hơn nữa, thành phần đất hiếm loại nặng chiếm tỷ lệ không cao.
Đại diện JOGMEC cho rằng, trường hợp Bến Đền ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với mỏ Longnan – Trung Quốc, đặc biệt là đất dễ hòa tan trong môi trường axit loãng, do vậy có thể khai thác tại chỗ.
Tuy nhiên, các chuyên gia địa chất và khoáng sản tại các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT nhấn mạnh, việc phân tích, so sánh hai mỏ còn nhiều điểm chưa thích đáng. Hòa tan đất hiếm tại chỗ có thể gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Đó là chưa kể đến việc chưa định hình rõ lợi ích kinh tế khi hàm lượng, trữ lượng đất hiếm ở Bến Đền thấp.
Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đề nghị phía Công ty Nhật Bản cần bổ sung tài liệu về dạng tồn tại đất hiếm có trong vỏ phong hóa tại Bến Đền, xác định lại tỷ lệ và khả năng hòa tan của đất hiếm. Mặt khác, JOGMEC cần sơ bộ định hướng khôi phục môi trường ở Bến Đền nếu được phép thăm dò.
T.Minh