• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tín dụng chính sách xã hội góp phần triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia

(Chinhphu.vn) - Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

28/06/2024 10:16

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị nêu rõ, tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

photo-1719478142918

Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện qua NHCSXH đã góp phần thực hiện 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển và đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014, của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp các địa phương đã chú trọng, quan tâm cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Với phương thức hoạt động đặc thù, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam, đến nay NHCSXH đã tập trung nguồn lực cho vay được gần 42,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt gần 830.087 tỷ đồng. Năm 2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 283.348 tỷ đồng với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt 101 nghìn tỷ đồng, chiếm 36%/tổng dư nợ, với trên 2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là hộ dân tộc thiểu số là 70 nghìn tỷ đồng, với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 25%/tổng dư nợ; dư nợ bình quân 49 triệu đồng/1 hộ dân tộc thiểu số.

Dư nợ cho vay tại khu vực nông thôn góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 255 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đạt 123 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ, với hơn 2,9 triệu hộ đang còn dư nợ. Đặc biệt, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ, với hơn 593 nghìn hộ đang còn dư nợ.

Trong hai năm 2021 - 2022, tổng doanh số cho vay đạt 184.316 tỷ đồng với trên 4,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; qua đó góp phần giúp gần 160 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho trên 1,5 triệu lao động, trên 107 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, giúp mua gần 86 nghìn máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; xây dựng trên 2,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; trên 20 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; gần 2 nghìn người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 được vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động…

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng tạo sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: Giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%, góp phần thiết thực vào những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của cả nước.

Việt Hải