• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tín dụng tăng trưởng cao là một tín hiệu kinh tế phục hồi

(Chinhphu.vn) – Mục tiêu tăng tín dụng 2022 là 14%, tính từ đầu năm đến hết 31/3, tăng trưởng tín dụng tăng 5,04%. Nếu so với mức tăng 2,16% của quý 1/2021 thì con số trên là tín hiệu khả quan. Tốc độ tăng tín dụng cao gấp 2,3 lần năm ngoái chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi tích cực, các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi kinh tế của Chính phủ đang phát huy hiệu quả.

05/04/2022 09:00
Tín dụng tăng trưởng cao là một tín hiệu kinh tế phục hồi - Ảnh 1.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định: NHNN đang cân nhắc điều chỉnh tín dụng sát với tình hình thực tế của nền kinh tế - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 được tổ chức chiều 4/4, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, mục tiêu tăng tín dụng năm 2022 là 14% nhưng NHNN vẫn đang đánh giá các mục tiêu chính sách tiền tệ để có điều chỉnh vào cuối năm cho phù hợp với diễn biến thực của nền kinh tế vĩ mô.

Tăng trưởng tín dụng cao hơn so với dự kiến và cao hơn so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế. Vốn tín dụng sẽ đóng góp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp (DN) cũng như các hộ kinh doanh.

Trao đổi xung quanh Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: "Nghị quyết 42 có tác động tích cực, số nợ xấu đã được xử lý trong các năm qua đạt khoảng hơn 380.000 tỷ đồng. Đây là khối lượng vốn lớn đã được giải phóng, quay vòng, tái tạo nguồn vốn cho nền kinh tế, giảm thiểu nhiều lãng phí, mang lại cả lợi ích chung và lợi ích cho hệ thống ngân hàng, DN.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 chỉ có thời hạn hiệu lực trong 5 năm. NHNN đã tham mưu cho Chính phủ, từ đó báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu thời gian tới.

Nhưng để có luật cần có thời gian nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động. Trong khi đó, nếu không kéo dài Nghị quyết 42 sẽ có "khoảng trống" khiến một số khoản nợ thuộc đối tượng không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Hơn nữa, tình hình dịch 2 năm qua tác động đến nhều DN, lĩnh vực, khiến nợ xấu sẽ xuất hiện thêm. Nếu tiếp tục kéo dài Nghị quyết 42 sẽ giúp có cơ sở pháp lý xử lý khoản nợ phát sinh, tạo sự tích cực, lợi ích chung cho DN, xã hội, ngân hàng. Do đó, Chính phủ đã trình UBTVQH làm thủ tục cho phép kéo dài Nghị quyết 42 trong thời gian tới.

Huy Thắng