• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tín hiệu từ thị trường qua tần suất kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

(Chinhphu.vn) - Trước việc Ủy ban châu Âu tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ bên ngoài vào EU, trong đó có nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) khẳng định, đây là hoạt động thường xuyên của EU.

25/12/2024 12:18
Tín hiệu từ thị trường qua tần suất kiểm tra thực phẩm nhập khẩu- Ảnh 1.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN& PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chức năng là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN& PTNT) khẳng định, việc EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên theo Quy định (EU) 2019/1793.

Ngày 18/12/2024, Ủy ban Châu Âu ban hành Quy định số 2024/3153 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các bên ngoài vào EU theo quy định 2019/1793 và đưa ra quyết định đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam.

Theo đó, EU nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao.

EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều là 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) khẳng định việc EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên theo Quy định (EU) 2019/1793.

"Điều quan trọng là làm sao, chúng ta phải chủ động quản lý giám sát chất lượng sản phẩm tuân thủ các quy định của thị trường. Bởi theo quy định của EU, cứ 6 tháng 1 lần, Nghị viện châu Âu sẽ họp và xem xét đánh giá tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật của nước thứ ba nhập khẩu vào EU", ông Nam nhìn nhận.

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cũng cho biết: Không chỉ có nông sản, thực phẩm của Việt Nam mà tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ khi nhập khẩu vào thị trường EU đều phải tuân thủ quy định này, cụ thể, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một số nước thứ ba phải chịu sự gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức tại các trạm kiểm soát biên giới và các điểm kiểm soát (tần suất kiểm tra từ 10%-20%-30%-50%); thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một nước thứ ba phải tuân theo các điều kiện đặc biệt (giấy chứng nhận + kết quả phân tích theo mẫu tại Phụ lục IV, Quy định (EU) 2019/1793) và tăng cường kiểm soát chính thức (tần suất kiểm tra từ 5%-10%-20%-30%-50%). Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc từ động vật phải chịu lệnh đình chỉ nhập khẩu vào EU.

Tín hiệu từ thị trường qua tần suất kiểm tra thực phẩm nhập khẩu- Ảnh 2.

EU đã nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20% - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Như vậy, nếu tiếp tục vi phạm, tùy theo mức độ, tùy theo mặt hàng có thể đối diện với nguy cơ nâng tần suất kiểm tra biên giới tại Phụ lục I hoặc chuyển sang phụ lục II hoặc Phụ lục IIa: đình chỉ nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tuân thủ các quy định của EU thì ngược lại, tùy theo mặt hàng, có thể được EU dỡ bỏ các điều kiện kiểm soát.

Từ thực tế này, ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo: "Trước hết người nông dân trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác cần tuân thủ và cập nhật đúng các quy định của EU về kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt với những hoạt chất không có trong danh sách cấm của EU thì mặc định ở mức 0,01 ppm. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc "4 đúng" - đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng - nồng độ và đúng cách. Trong đó, phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả"

Một vấn đề nữa, Văn phòng SPS cũng khuyến cáo người sản xuất cần phải tích cực chuyển đổi sang hướng canh tác định hướng hữu cơ, sử dụng các hoạt chất sinh học, chế phẩm sinh học để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, là sự phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp trên quan điểm tiếp cận đồng quản lý chất lượng sản phẩm giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hiện nay, không riêng gì thị trường EU, hầu hết các thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng.

Về phía doanh nghiệp, đã tới lúc nhận thức một cách sâu sắc, rằng chỉ cần bị "tuýt còi" 1 lần thôi là sẽ kéo theo tất cả doanh nghiệp khác trong ngành chịu mức kiểm soát tăng cường ở cửa khẩu. Những công đoạn này chắc chắn sẽ gây tốn kém chi phí lên nhiều lần cho doanh nghiệp.

Ông Nam nhấn mạnh, càng hội nhập sâu rộng, chúng ta càng phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các quy định về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững như EU. Bà con nông dân và doanh nghiệp phải lưu ý tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh (SPS) để tránh việc bị đưa vào danh sách kiểm soát hoặc tăng tần suất kiểm soát ở biên giới, hay nặng hơn là yêu cầu thêm chứng nhận phân tích mẫu khi xuất khẩu.

Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN&PTNT hiện đang hỗ trợ, cập nhật và minh bạch thông tin về an toàn thực phẩm (thay đổi mức MRL, quy định về phụ gia thực phẩm…), các quy định về đối tượng kiểm dịch… của tất cả các thị trường để giúp các bên liên quan đáp ứng tốt nhất các quy định này.

Đỗ Hương