• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tính hưởng BHXH đối với người được cử đi lao động nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Ông Hoàng Anh ( hoang1976nct@ ...) được cử đi lao động nước ngoài, sau khi về nước ông học đại học và tham gia công tác, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho đến nay. Ông Hoàng Anh muốn hỏi, thời gian ông đi lao động ở nước ngoài có được tính đóng BHXH không?

17/04/2012 15:13

Câu hỏi của ông Hoàng Anh được Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Ngày 9/11/2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ BHXH theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng áp dụng Thông tư này là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân (gọi chung là người lao động) thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đ­ược cơ quan, đơn vị  (gọi chung là đơn vị) cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước trước ngày 1/1/2007 nh­ưng không đúng hạn, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Được đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài tiếp nhận trở lại làm việc;

- Sau khi về nước được đơn vị khác tiếp nhận vào làm việc;

- Sau khi về nước không được đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc, hiện vẫn nghỉ việc.

Quy định về thời gian đ­ược tính hưởng chế độ

Tại Mục II, Thông tư nêu trên quy định thời gian được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất của các đối tư­ợng nêu trên bao gồm thời gian làm việc trong nước và thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:

Thời gian làm việc ở trong nước trước khi đi nước ngoài:

- Thời gian làm việc tr­ước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trước ngày 1/1/1995, nếu chưa nhận chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp BHXH 1 lần hoặc chưa nhận trợ cấp phục viên, xuất ngũ. Việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và các văn bản quy định hiện hành về việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng BHXH của người lao động.

- Thời gian làm việc từ ngày 1/1/1995 trở đi, nếu đã đóng BHXH theo đúng quy định của pháp luật BHXH nhưng chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ;

Thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép:

- Thời gian công tác, học tập, làm việc thực tế trong thời hạn được ghi trong quyết định của đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, kể cả thời gian được gia hạn do đơn vị cử đi cho phép.

- Trường hợp một người có nhiều lần đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài thì được cộng thời gian của các lần ở nước ngoài trong thời hạn cho phép thành thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

- Người lao động đang làm việc ở trong nước, được đơn vị cử đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài, sau đó chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ thì thời gian nâng cao tay nghề được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Trường hợp vi phạm pháp luật của nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị tù giam trước ngày 1/1/1995 thì thời gian làm việc ở trong nước và thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 1/1/1995 không được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Hồ sơ đề nghị tính hưởng chế độ                               

Theo quy định tại điểm 1.1, khoản 1, Mục IV Thông tư trên thì hồ sơ của người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ đề nghị tính hưởng chế độ bao gồm:

- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong tr­ường hợp người lao động được cử đi công tác,  làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người. Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

- Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nư­ớc) cấp; Trư­ờng hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài n­ước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động. Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp 1 lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nư­ớc của Bộ, ngành chủ quản.

- Đơn đề nghị tính thời gian công tác hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động đã nghỉ việc.

Trường hợp ông Hoàng Anh hỏi, do thông tin ông cung cấp còn chưa rõ các vấn đề như cơ quan nào cử ông Anh đi công tác, thời điểm ông trở về nước, ông đã nhận trợ cấp BHXH một lần chưa. Vì vậy, đề nghị ông Anh đối chiếu với quy định trên để rõ quyền lợi của mình.   

Nếu ông Hoàng Anh là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân  thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn, đã về nước trước ngày 1/1/2007; không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật của nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước; sau khi về nước ông Anh không được đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc, nghỉ việc đi học, sau đó được đơn vị khác tiếp nhận vào làm việc, thì thời gian làm việc tại nước ngoài được tính là thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Hiện nay ông Anh đang làm việc, tham gia đóng BHXH  bắt buộc thì ông có trách nhiệm lập hồ sơ, nộp bổ sung hồ sơ theo quy định nêu trên cho đơn vị sử dụng lao động. Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển hồ sơ của ông Anh kèm theo công văn đề nghị đến BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng BHXH để cơ quan BHXH giải quyết.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.