• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tính thời gian công tác với quân nhân được chuyển đi học

(Chinhphu.vn) - Ông Lê Thượng Hải ( lethuonghai@ ...) có thời gian phục vụ trong quân đội là 3 năm. Tháng 10/1978 ông thi đỗ đại học và được đơn vị ra quyết định chuyển về trường. Trong thời gian học, ông được hưởng mức sinh hoạt phí (28 đồng/tháng) của quân nhân chuyển đi học và chưa nhận được trợ cấp xuất ngũ.

01/03/2013 13:14

Tốt nghiệp đại học ông được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Ông Hải muốn hỏi, thời gian ông học tập tại trường đại học (1978 – 1983) có được tính là thời gian công tác liên tục và có được tính là đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Hải như sau:

Theo khoản 4, Điều 139 Luật BHXH quy định: Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng BHXH.

Tại khoản 18, Điều 1, Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.

Căn cứ điểm 1.7, khoản 1, Công văn số 1188/BHXH-CSXH ngày 6/4/2010 của BHXH Việt Nam hướng dẫn: Việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân để hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước ngày 1/1/1995. Trong đó, người có thời gian công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, nếu sau đó được tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì thời gian công tác trong quân đội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội).

Tại  điểm a, khoản 10, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ quy định: Quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục.

Sau đó, tại Điều 2, Quyết định số 281/CP ngày 1/9/1980 của Hội đồng Chính phủ quy định: Quân nhân sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, về địa phương chưa quá 6 tháng (kể từ ngày được đơn vị quân đội ký quyết định cho phục viên hoặc xuất ngũ), nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc thi đỗ vào các trường đào tạo tập trung, thì được hưởng chính sách như những quân nhân được chuyển thẳng từ đơn vị quân đội vào cơ quan xí nghiệp hoặc trường học và thôi hưởng trợ cấp phục viên (nếu có).

Tại điểm b, khoản 1, mục II, Thông tư liên Bộ số 448/TTLB ngày 28/3/1994 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định: Quân nhân chuyển sang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp hoặc liên doanh của Nhà nước, Đảng, Đoàn thể có thời gian công tác liên tục trước ngày ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993, Nghị định số 66/CP ngày 30/09/1993 của Chính phủ và thời gian phục vụ tại ngũ được tính là thời gian đã đóng BHXH.

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu ông Lê Thượng Hải, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội mà chưa nhận trợ cấp xuất ngũ, về địa phương chưa quá 6 tháng kể từ ngày được đơn vị quân đội ký quyết định cho xuất ngũ, trong thời gian 6 tháng đó, hoặc trước thời gian 6 tháng đó thi đỗ vào trường đại học hệ chính quy tập trung, đã được đơn vị quân đội đổi quyết định xuất ngũ thành quyết định chuyển về trường đại học và được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng của quân nhân chuyển đi học. Sau khi tốt nghiệp, ông Hải được tuyển dụng vào cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì theo luật sư, thời gian ông Hải phục vụ trong quân đội, thời gian được quân đội chuyển đi học tại trường đại học và thời gian làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trước ngày 1/1/1995 được xác định là thời gian công tác liên tục và được tính là thời gian đã đóng BHXH.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

 >>  Thời gian công tác để tính hưởng BHXH