• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TOÀN CẢNH: Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn

(Chinhphu.vn) - Sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

17/11/2016 08:25
*Clip: Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn.

* Nội dung trả lời chất vấn chiều 16/11.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn. Ảnh VGP/Nhật Bắc
- 8.30': Bộ trưởng Nội vụ kết thúc phần trả lời chất vấn.

- 8.00'-8.25' ngày 17/11:
Bộ trưởng trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề quản lý và xây dựng đội ngũ công chức; tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính; tinh giảm biên chế, cơ cấu lại bộ máy; cải tiến chính sách tiền lương; bổ nhiệm hàm; thi nâng ngạch công chức; khắc phục những bất cập trong công tác cán bộ; thu hút, trọng dụng nhân tài; giải quyết tranh chấp địa giới hành chính ở các địa phương...

Bộ trưởng nhấn mạnh các giải pháp: Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về công chức, viên chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xác định rõ vị trí việc làm; thực hiện tốt việc phân loại, đánh giá cán bộ công chức; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; kiên quyết sàng lọc các cán bộ yếu, không hoàn thành nhiệm vụ...

Bộ Nội vụ nhận trách nhiệm về những thiếu sót trong công tác cán bộ, Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ với những cơ quan liên quan, nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để kiện toàn hệ thống quy định về công tác cán bộ; đồng thời Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập...

Về tổ chức bộ máy và biên chế, hiện Bộ đang nghiên cứu sửa đổi một số quy định để các bộ ngành, địa phương có cơ sở thực hiện theo hướng xây dựng bộ máy tinh gọn, giảm cấp trung gian; đẩy mạnh tinh giản biên chế, kết quả thực hiện tinh giản biên chế được coi là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cơ quan; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập...

Về đề án tiền lương, Bộ thừa nhận còn nhiều bất hợp lý, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên khó bố trí đủ nguồn tài chính để thực hiện cải cách tiền lương... Hiện Bộ đang xây dựng các quy định, để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian sắp tới.

Đại biểu Ngô Văn Minh tranh luận với Bộ trưởng về nguyên nhân cốt lõi và trách nhiệm của  Bộ Nội vụ trong việc bổ nhiệm, luân chuyển... ông Trịnh Xuân Thanh. Thực tế còn bao nhiêu trường hợp tương tự, Bộ có nắm được và có giải pháp ngăn chặn không? Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc để tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài?... Nội dung này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Nội vụ, Bộ Công an sẽ trả lời đại biểu bằng văn bản.

- 17.00':
Quốc hội kết thúc phiên làm việc. Sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.

- Từ 16.32'- 17.00':
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tranh luận tính minh bạch trong việc tổ chức thi tuyển công chức; giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho các đối tượng cử tuyển; đại biểu Nguyễn Bắc Việt nêu vấn đề và đề xuất với Bộ trưởng về vấn đề bảo đảm công bằng trong quy định về ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu số...

Các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Bùi Văn Phương (Ninh Bình), Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Phan Anh Khoa (Phú Yên), Hoàng Quang Hàm, Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), Giàng A Chu (Yên Bái)... chất vấn về trách nhiệm và giải pháp của Bộ để nâng cao tính liêm chính của cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo; việc bổ nhiệm chức danh hàm; bổ nhiệm lãnh đạo cấp sở quá số lượng quy định; trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh (khen thưởng, luân chuyển, bổ nhiệm); đề nghị cho biết, Bộ có rà soát các trường hợp luân chuyển theo "đường tiểu ngạch" không và giải pháp xử lý; trách nhiệm của Bộ Nội vụ về tình trạng yếu kém của cán bộ công chức; chậm ban hành văn bản hướng dẫn sắp xếp bộ máy; tổ chức thi tuyển nâng ngạch công chức; việc chấm thi nâng ngạch công chức (chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp) còn chậm, không minh bạch; giải pháp thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ; giải pháp thu hút chất xám vào khu vực công; chất lượng công chức ngành nội vụ và công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành; kế hoạch thực hiện chế độ tiến cử, thu hút nhân tài; trách nhiệm và giải pháp của Bộ trong giải quyết tranh chấp địa giới hành chính ở các địa phương...


- 16.13':
Về vấn đề tinh giảm biên chế theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là chủ trương lớn, thời gian qua các địa phương mới quan tâm đến giảm biên chế, chứ chưa quan tâm đến việc cơ cấu lại bộ máy, qua 2 năm thực hiện việc giảm biên chế tiến hành còn chậm... thời gian tới Bộ sẽ đẩy mạnh thực hiện lộ trình xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập để tinh giảm biên chế; thực hiện đúng quy định về giao biên chế hằng năm...

Về những trường hợp công chức đánh người thời gian qua, Bộ trưởng nhấn mạnh trách nhiệm quản lý cán bộ của các cơ quan chủ quản; phải kiên quyết loại bỏ những công chức vi phạm kỷ luật, phẩm chất đạo đức không xứng đáng, không hoàn thành nhiệm vụ...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh các giải pháp đổi mới trong việc thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ để bảo đảm tuyển chọn được người tài, ngăn chặn tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà...

Về sáp nhập các đơn vị hành chính quy mô nhỏ, các cơ quan chuyên môn có chức năng giống nhau, Bộ trưởng hoàn toàn đồng tình với chủ trương này để thu gọn đầu mối tổ chức, tinh giảm biên chế... mong muốn các bộ ngành, địa phương triển khai mạnh biện pháp này.

Về tiêu chí đánh giá cán bộ công chức còn những quy định bất hợp lý, Bộ trưởng cho biết Bộ Nội vụ đang tiến hành nghiên cứu, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi trong thời gian tới...

- 16.00':
Các đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi), Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Trần Đình Gia (Hà Tĩnh), Trương Thị Yến Linh (Cà Mau), Đinh Đăng Luận (Yên Bái), Quàng Văn Hương (Sơn La), Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng), Lê Quân (Hà Nội)... chất vấn về nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực hiện tinh giản biên chế; ý kiến và trách nhiệm của Bộ trong việc xảy ra tình trạng công chức đánh người thời gian vừa qua; giải pháp minh bạch trong công tác tuyển dụng cán bộ; tuyển dụng đối với đối tượng cử tuyển; quan điểm của Bộ trưởng về việc sáp nhập lại những cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ giống nhau, những đơn vị hành chính quy mô nhỏ để giảm biên chế; sự bất cập về tiêu chí đánh giá cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ (tiêu chí có công trình khoa học mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ); vấn đề nhiều địa phương quy định phải có hộ khẩu trong tuyển dụng công chức (trái luật); bất cập về quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ trong công tác cán bộ; giải pháp ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền; giải pháp đột phá ngăn chặn tình trạng bổ nhiệm người thân, người nhà thay vì bổ nhiệm người tài; quan điểm, giải pháp của Bộ nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác cán bộ để các trường đại học tự chủ... 

- 15.50'
: Về kéo dài tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị nghiên cứu xây dựng đề án về vấn đề này...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trả lời về vấn đề cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp đặc thù; thu gọn các đầu mối quản lý ở Trung ương và địa phương, tinh giản biên chế; đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo...

Về công tác cán bộ thời gian qua (quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm), Bộ sẽ sửa đổi lại những quy định hiện hành trong đó có quy định về quy trình bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo cán bộ...

Về phê duyệt đề án vị trí việc làm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng nhận trách nhiệm về sự chậm trễ; đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép đẩy mạnh việc phân cấp phê duyệt vị trí việc làm cho các đơn vị (đã tự chủ), bộ ngành, địa phương (chưa tự chủ)...

- 15.30': Quốc hội nghỉ giải lao.

- 15.24': Các đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội), Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn)... chất vấn về quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi đối với một số ngành nghề; tiến độ thực hiện bỏ tổ chức trung gian tại một số cơ quan; giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; giải pháp khắc phục tình trạng "công chức ba không" (không làm gì, không làm được việc, không muốn làm việc); giải pháp chấn chỉnh công tác thi đua khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ đề xuất phong tặng danh hiệu AHLĐ cho Tổng công ty xây lắp dầu khí; sự chậm trễ trong việc ban hành quy định về xây dựng đề án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp công lập...

- 15.16': Các đại biểu (Trần Thị Quốc Khánh) tranh luận lại với Bộ trưởng về sắp xếp lại bộ máy quản lý ngành du lịch để phát triển ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn, yêu cầu Bộ Nội vụ phải chủ động tham mưu sắp xếp lại. Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) trao đổi thêm về bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ, đề nghị Bộ trưởng tổ chức thanh tra ngay và công khai kết quả cho cử tri. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu trong Nghị định 53 là không đúng tinh thần của Bộ luật Lao động. Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) tranh luận lại về trách nhiệm của Bộ trưởng trong giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong chính sách tiền lương...

Đại biểu Lê Thị Nga chất vấn Bộ trưởng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

- 14.52': Về việc bổ nhiệm 44 cán bộ cấp phòng ở Sở LĐTB&XH Hải Dương, Bộ trưởng cho biết Bộ Nội vụ đã kiểm tra và kiến nghị UBND tỉnh Hải Dương thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm cán bộ, xử lý nghiêm những người tham mưu không đúng.

Về thí điểm thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện đề án trình cấp có thẩm quyền, cho ý kiến và sẽ thông qua trong thời gian sắp tới.

Về xử lý tình trạng "bổ nhiệm người nhà", Bộ đã tiến hành thanh tra và báo cáo Chính phủ việc bổ nhiệm cán bộ tại 9 địa phương; đề nghị rút lại những quyết định bổ nhiệm không đúng quy định trong thời gian vừa qua...

Về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Bộ đang tiến hành rà soát, nghiên cứu sửa đổi quy định việc tổ chức các cơ quan theo hướng mở, phù hợp với đặc thù địa phương...

Về xem xét xử lý trách nhiệm hành chính đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề khó, chưa có tiền lệ, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ giải pháp xử lý, đúng quy định, trên tinh thần về hưu không có nghĩa là "hạ cánh an toàn"...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trả lời về các giải pháp thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử; quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu; giải pháp cải cách tiền lương để bảo đảm thu nhập và cuộc sống của cán bộ, công chức; đẩy nhanh tiến độ tinh giản biên chế; xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập; việc các bộ ngành địa phương bổ nhiệm cán bộ khi chuyển giao nhiệm kỳ...

- 14.40': Có 33 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Các đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam), Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Lê Thị Nga, Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng)... chất vấn Bộ trưởng về kết quả thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, thi tuyển hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội; tiền lương và phụ cấp công vụ; tiến độ triển khai đề án tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; bất cập về quy định thi tuyển viên chức (Nghị định 29); giải pháp khắc phục tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà "đúng quy trình", "cả họ làm quan"; trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc kiểm tra việc bộ ngành, địa phương bổ nhiệm ồ ạt cán bộ vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ; quy định về kéo dài thời gian công tác; trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong cải cách hành chính, thực hiện chính phủ điện tử; giải pháp sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; giải pháp xử lý trách nhiệm hành chính đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng...


Từ 14h30 đến 17h00 (giải lao từ 15h30-15h50), Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân 3 vấn đề.

Thứ nhất, vấn đề tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm;

Thứ hai, giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của Nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức;

Thứ ba, đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.

Các Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng tham gia trả lời chất vấn: Kế hoạch và  đầu tư, Tài chính, Công Thương, Thanh tra Chính phủ. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác và Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình (nếu có).

Đầu giờ sáng thứ Năm, ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành liên quan tiếp tục trả lời chất vấn về nội dung của buổi chiều 16/11.

Theo đại biểu Nguyễn Thái Học: Cuộc chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ tập trung vào tổ chức, cán bộ có ý nghĩa quan trọng, góp phần tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, tìm giải pháp, tạo ra sự quyết tâm đồng bộ của cả hệ thống chính trị để làm cho bộ máy tinh gọn, năng động, sáng tạo.

Còn đại biểu Vũ Trọng Kim thì khẳng định, để bảo đảm nhà nước kiến tạo, có trách nhiệm với dân, phục vụ người dân và liêm chính thì dứt khoát phải quan tâm vấn đề con người. “Nói luật pháp hay nói quy chế, quy định gì đi nữa, nhưng nếu con người đã méo mó rồi thì những cái kia chẳng là cái gì cả”, đại biểu nhấn mạnh và mong rằng sắp tới sẽ xem xét đánh giá cán bộ kịp thời để đôn đốc, nhắc nhở, thậm chí phê bình kịp thời, giám sát lẫn nhau.