• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TOÀN CẢNH: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(Chinhphu.vn) – Các thành viên Chính phủ trả lời trực tiếp vào vấn đề được hỏi, không né tránh những vấn đề gai góc, phức tạp, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm về cá nhân mình và đề xuất giải pháp để thực hiện. Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của tập thể Chính phủ, các vị Bộ trưởng.

14/06/2015 18:00
* Clip Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 11/6 (Phần 1)
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 11/6 (Phần 2)
* Toàn văn nội dung trả lời chất vấn sáng 11/6
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 11/6 (Phần 3)
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 11/6 (Phần 4)
* Toàn văn nội dung trả lời chất vấn chiều 11/6
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 12/6 (Phần 5)
* Clip Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 12/6 (Phần 6)
*Toàn văn nội dung trả lời chất vấn sáng 12/6

* Clip phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 12/6 (Phần 7)
* Toàn văn nội dung trả lời chất vấn chiều 12/6
* Toàn văn nội dung trả lời chất vấn sáng 13/6

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn
Sau 2 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, sáng 13/6 Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đối với 4 vị Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Tổng cộng có trên 130 ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và khoảng trên 200 chất vấn đã được đặt ra, được trả lời, được thảo luận tại Hội trường Diên hồng.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, chúng ta đã chọn đúng và trúng nội dung chất vấn, bao gồm những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là những vấn đề chiến lược lâu dài, được đồng bào cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng. Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng tập trung vào vấn đề chất vấn. Nhiều đại biểu Quốc hội đặt lại câu hỏi để cùng Bộ trưởng làm rõ nội dung quan tâm. Đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp tục có các giải pháp tích cực để khắc phục.

Các thành viên Chính phủ trả lời trực tiếp vào vấn đề được hỏi, không né tránh những vấn đề gai góc, phức tạp, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm về cá nhân mình và đề xuất giải pháp để thực hiện quyết tâm làm chuyển biến tình hình.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của tập thể Chính phủ, các vị Bộ trưởng trong việc trả lời chất vấn và thực hiện những điều đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước từ những kỳ họp trước và tinh thần của kỳ họp này. Sau phần trả lời chất vấn của mỗi Bộ trưởng, chúng ta đã trao đổi thống nhất đánh giá đối với công việc của từng ngành, từng lĩnh vực, từng Bộ trưởng, và đã có nhiều kết luận về nội dung liên quan đối với 4 vị Bộ trưởng và cũng là ngành liên quan.

Chủ tich Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, sau phiên họp này, Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết, nhằm tạo chuyển biến tích cực đối với những lĩnh vực vừa được chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội tổ chức giám sát việc thực hiện nội dung được đưa ra chất vấn, tổ chức các buổi giải trình về những vấn đề bức xúc nổi lên thuộc lĩnh vực phụ trách, nhằm đáp ứng đòi hỏi của đồng bào, cử tri trong yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, trên cơ sở chất vấn của các đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, chuẩn bị nghiêm túc Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo giải trình tại Quốc hội sáng 13/6/2015. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn phát biểu tiếp thu, giải trình một số ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp này.

Báo cáo tiếp thu, giải trình nêu rõ: Trong 5 tháng đầu năm kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, theo Phó Thủ tướng, kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức.

Cụ thể là, thiên tai, hạn hán đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tiêu thụ một số nông sản còn nhiều khó khăn như cao su, cà phê, lúa gạo, trái cây. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% và vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng...

Để vượt qua những thách thức nêu trên, thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao và chủ động ứng phó với diễn biến tình hình. Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2015 đã được Quốc hội thông qua.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm

Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường, doanh nghiệp và người dân, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh nông sản, phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất, chế tiêu và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng tiến bộ KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đồng thời, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, ưu tiên nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Chuẩn bị tốt các điều kiện, khai thác tối đa các ưu đãi, lợi thế khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do. Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện có hiệu quả đề  án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh kết nối cung cầu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Huy động khoảng 171 nghìn tỷ đồng vốn ngoài Nhà nước đầu tư vào đường bộ

Về đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong điều kiện nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng còn rất lớn, cần đa dạng hóa các hình thức, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến huy động vốn ngoài Nhà nước khoảng 171 nghìn tỷ đồng đầu tư vào đường bộ, khoảng 44 nghìn tỷ đồng vào kết cấu hạ tầng hàng hải, 13 nghìn tỷ đồng vào kết cấu hạ tầng vào đường thủy nội địa, 45 nghìn tỷ đồng vào các cảng hàng không và 14 nghìn vào các nhà ga, kho bãi, dịch vụ đường sắt.

Hết 2015, chỉ tiêu môi trường kinh doanh đạt và vượt ASEAN 6

Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Phấn đấu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của ASEAN 6 và đến hết năm 2016 một số tiêu chí đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

Đồng thời, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề xã hội như giảm nghèo bền vững, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề và đào tạo việc làm; chăm sóc sức khỏe nhân dân; giáo dục đào tạo; bảo đảm an toàn lao động…

Chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và  tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông tiếp tục được quan tâm sâu sát hơn nữa.

* Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, đầu giờ sáng 13/6, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ tiếp tục trả lời 8 câu hỏi chất vấn của các Đại biểu Quốc hội đã hỏi từ chiều qua.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm những vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

* Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận gồm: Các biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới.

Sẵn sàng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

Về đổi mới cách tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ GDĐT cho biết, trong năm 2015, hầu như tất cả các trường đại học, cao đẳng đều sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để tuyển sinh. Trong đó, hơn 200 trường đại học, cao đẳng chỉ xét tuyển bằng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia; 179 trường vừa sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển, vừa xét tuyển bằng kết quả học tập ở trung học phổ thông.   

Với sự chỉ đạo quyết liệt của các địa phương, sự phối hợp của các bộ, ngành, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, công tác chuẩn bị thi đã hoàn tất; cùng với đó các công việc hỗ trợ cho thí sinh đã sẵn sàng.

Bên cạnh kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, một số trường có phương thức tuyển sinh như: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; sơ tuyển và tổ chức xét tuyển cho các thí sinh của Trường Đại học FPT; hậu tuyển của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí  - Tuyên truyền… nhằm tổ chức đánh giá bổ sung, kết hợp với kết quả thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển.

Thời gian tới, Bộ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, cao đẳng để chỉ đạo công tác tổ chức thi xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch. Đồng thời, tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015 để hoàn thiện và tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo hướng ổn định ở những năm tiếp theo; xây dựng đề án đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới (dự kiến áp dụng từ sau năm 2021).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn.
Sẽ xin ý kiến rộng rãi chương trình GD phổ thông

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hồ sơ dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015.

Với việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động gần 200 giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục ở các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu,… tham gia thiết kế, xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Dự thảo chương trình tổng thể này đã được đưa ra xin ý kiến góp ý của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, ý kiến đóng góp của một số hội thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (thông qua các hội thảo, hoặc gửi văn bản xin ý kiến góp ý trực tiếp)...

Đến thời điểm này, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về cơ bản đã được sự đồng thuận, nhất trí cao. Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện lần cuối, để đưa ra xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội vào tháng 7/2015.

Đồng thời, Bộ đang tích cực chuẩn bị để bắt đầu triển khai xây dựng các chương trình môn học dựa theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trả lời chất vấn

Ngày 12/6, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đăng đàn trực tiếp trả lời trước Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp trả lời chất vấn về giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập hiện nay để áp dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng trả lời về trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong việc đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; hiệu quả sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ.

Đẩy mạnh phát triển thị trường KHCN

Kết luận phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, KH&CN cùng với Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vì tầm quan trọng đặc biệt của lĩnh vực này đối với nền kinh tế nước nhà.

Theo Chủ tịch Quốc hội, sự nghiệp nghiên cứu KHCN nước nhà đạt được nhiều thành tựu. Đội ngũ nghiên cứu ở các lĩnh vực, cả trí thức, công nhân, nông dân, cán bộ, chiến sĩ đều nghiên cứu khoa học và có nhiều ứng dụng tốt.

Tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính sách, phát thị trường KHCN, định giá sản phẩm, thực hiện tự chủ trong KHCN…

Để khắc phục những tồn tại trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng KHCN nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các chính sách để: Phát triển thị trường khoa học công nghệ đồng bộ, thực sự là thị trường.

Trong đó chủ thể là người nghiên cứu khoa học (người bán), người sử dụng công nghệ (người mua); định được giá trị của sản phẩm khoa học công nghệ và thị trường KHCN chính là nơi để kết nối các chủ thể, qua đó đưa sản phẩm nghiên cứu vào sản xuất, đời sống.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng KHCN tiếp tục phối hợp với lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng phát triển sản phẩm quốc gia, với chất lượng cao, giá thành hợp lý, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Kiên quyết thực hiện tự chủ (tổ chức, nhân sự, tài chính…) trong nghiên cứu KHCN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, thể chế liên quan, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia, đầu tư phát triển KHCN... để KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
* Chiều 11/6 và nửa đầu buổi sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng tập trung vào các giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đang đàm phán tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đồng thời, Bộ trưởng cũng trả lời về trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản, thực hiện chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thực trạng và giải pháp phát triển mạng lưới điện cho khu vực nông thôn; trách nhiệm quản lý nhà nước về giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, trong quá trình chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cũng tham gia giải trình làm rõ thêm một số vấn đề liên quan.

Kết luận phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công Thương, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã trực tiếp trả lời tại Hội trường 29 câu hỏi. Đồng bào, cử tri cả nước theo dõi sát sao phiên họp này, đồng thời đánh giá cao câu hỏi của các đại biểu cũng như phần trả lời của các Bộ trưởng.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhiều lần trả lời chất vấn trước Quốc hội, nắm sâu sắc vấn đề được giao. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Công Thương còn nhiều vấn đề khó khăn, còn nhiều điểm chưa đạt được như mong muốn, kế hoạch, quy hoạch đề ra. Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước.

Theo ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội, nổi lên một số nội dung cần tiếp tục thực hiện quyết liệt trong thời gian tới.

Xốc lại thị trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trước hết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại thị trường, trên tinh thần thấy hết cơ hội, vận hội, thấy hết khó khăn trong quá trình đẩy mạnh hội nhập.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là dịp để xốc lại thị trường. Mục tiêu của chúng ta là phải làm cho từng người dân, doanh nghiệp, bất kể thành phần nào, và tất cả các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, cả hệ thống chính trị phải nắm chắc được cơ hội, thách thức khi đẩy mạnh hội nhập.

Theo đó, phải làm cho thị trường thông suốt từ sản xuất, lưu thông, tới tiêu dùng; phải làm cho thị trường của chúng ta vận hành nhanh nhạy. Do vậy cần loại bỏ tất cả những thủ tục hành chính không  cần thiết để tạo điều kiện cho các sản phẩm của Việt Nam nâng cao chất lượng cạnh tranh, đến được với thị trường. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Thứ hai, phải phát triển cho được công nghiệp hỗ trợ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác này. Đây là ngành vô cùng quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng mạnh tới xuất nhập khẩu. Do vậy, vừa phải làm chính sách, vừa phải làm quy hoạch, đồng thời phải tính toán thật khoa học để chủ trương này đi vào cuộc sống.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch

Thứ ba, về điều hành giá điện, xăng dầu và một số mặt hàng khác theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta đã làm, đang làm, và đã làm tương đối thông thạo rồi thì phải tiếp tục làm cho tốt.

Ông nhấn mạnh, phải minh bạch, công khai các thị trường này. Công khai minh bạch tất cả các yếu tố đầu vào, hạch toán các yếu tố hình thành giá của sản phẩm, giá đầu ra của sản phẩm thông qua công bố của cơ quan quản lý nhà nước, của đơn vị sản xuất kinh doanh, của các cơ quan thông tin đại chúng để dư luận hiểu, tin tưởng. Đồng thời, cần cần kiểm soát chặt chẽ, tránh hiện tượng lợi dụng giá cả.

Thứ tư, tạo cho được sự chuyển biến tích cực, ngăn chặn, đẩy lùi cho được nạn buôn lậu, hàng nhái, hàng giả.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội về an toàn hồ đập; đảm bảo cuộc sống của đồng bào tái cư. Tiếp tục chương trình đưa điện ra hải đảo, nông thôn, vận hành lưới điện an toàn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội

* Trước đó, sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã "mở màn" trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đã có 36 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trực tiếp trả lời 4 vấn đề cơ bản là: Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong thời gian tới; thực trạng “liên kết 4 nhà” và giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; giải pháp tiêu thụ sản phẩm và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cây công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; giải pháp hỗ trợ ngư dân khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển ngư trường.

Đúng điều người dân mong đợi

Phát biểu kết lại phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, những câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đặt rất trúng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như nhìn tới chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và lực lượng nông dân, nông thôn để tiến tới hội nhập thành công.

Theo Chủ tịch Quốc hội, lo lắng nhất của Quốc hội là sức cạnh tranh của sản phẩm, các loại sản phẩm từ ngành nông nghiệp và khả năng hội nhập quốc tế thắng lợi không chỉ ở trên thị trường trong nước và cả thị trường ngoài nước. Các vị đại biểu Quốc hội cũng như bà con lo lắng nhất là giá thành, giá cả và đời sống của người dân làm ăn có được khấm khá hay không, có no đủ hay không nhờ sản xuất, cho nên các vị đại biểu Quốc hội đã đặt ra.

Đánh giá về phần trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Chủ tịch Quốc hội nói: Đồng chí Bộ trưởng của chúng ta không chỉ là một nhà chính sách vĩ mô trong lĩnh vực này, đồng thời còn là một chuyên gia rất sâu sắc, am hiểu về lĩnh vực nông nghiệp, trí nhớ rất tài, nhớ từng héc ta rừng, héc ta ruộng, héc ta chuyển đổi, cho tới từng loại cây, loại con và những khó khăn của tình hình Bộ trưởng đều nắm được.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm về mình, về những yếu kém trong lĩnh vực này, trong ngành này và đưa ra được những giải pháp và quyết tâm để tổ chức thực hiện giải pháp đó. "Đây chính là điều chúng ta thảo luận và người dân mong đợi" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu một số yêu cầu cần cần tiếp tục thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Phải có biện pháp quyết liệt để thực hiện tái cơ cấu thành công về ngành nông nghiệp; tiến hành tổng kết một cách kỹ càng chính sách 4 nhà; thúc đẩy hỗ trợ chương trình nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; tổ chức lại các nông, lâm trường một cách căn cơ và có chương trình kế hoạch; tiếp tục rà soát lại, xem xét chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân, diêm dân, lâm dân, ngư dân, nhất là đối với ngư dân đánh bắt xa bờ.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Đầu tư cho nông thôn như vừa qua là thỏa đáng

* Tham gia giải trình thêm về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết 26 của TW về vấn đề đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, những năm vừa qua, từ nhiều nguồn vốn TW, địa phương tốc độ tăng chi cho nông nghiệp nông thôn cao hơn tốc độ tăng chi của ngân sách nhà nước.

Cụ thể, tốc độ tăng chi cho nông nghiệp nông thôn là 20,1%/năm trong khi tăng chi của ngân sách NN là 16,1%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng chi ngân sách nhà nước cũng tăng lên.

Bộ trưởng cho rằng trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc hỗ trợ, đầu tư cho nông thôn như vừa qua là thỏa đáng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

* Sáng 11/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, sự lựa chọn 4 chủ đề để chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội trong kỳ họp này là rất là đúng và trúng với thực tế hiện nay.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong đà tăng trưởng chung, còn một số vấn đề nổi lên, ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế...  Chính vì vậy, Quốc hội tập trung vào Công nghiệp, Nông nghiệp là 2 vấn đề cơ bản của nền kinh tế; Khoa học, Giáo dục là 2 vấn đề quốc sách để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là những vấn đề chiến lược, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân không có mục đích gì khác là nhằm bảo đảm lợi ích của trên 70% đồng bào. Giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vấn đề công nghiệp cho nông thôn là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, qua đó thu nhập của người dân lợi hơn, đời sống nâng cao hơn.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng ta, Chính phủ, Quốc hội và MTTQ Việt Nam không có mục tiêu gì khác là giải quyết công việc của dân. Vì vậy, ông đề nghị các đại biểu Quốc hội khi  đặt câu hỏi thì đi thẳng vào vấn đề, ngắn, gọn, rõ, không tự mình bình luận về câu hỏi của mình.

Cũng với tinh thần này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ trả lời thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, rõ ràng, đưa ra được kiến giải, giải pháp thiết thực, hiệu quả, nêu rõ nhiệm vụ,  trách nhiệm, giải pháp, thời gian thực hiện, và có như vậy Quốc hội mới ban hành được nghị quyết về chất vấn bảo đảm chất lượng.
                                                              
* Tiếp sau phần phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.

Báo cáo cho biết, có 1.943 kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với nội dung tập trung vào việc ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp; phát triển thủy sản; di dân tái định cư các dự án thủy điện; chính sách tiền tệ với tăng trưởng tín dụng xanh; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; xây dựng nông thôn mới... Trong đó, có một số nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần đã được xem xét, giải quyết như sau:

Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân tái định cư

Về sản xuất, đời sống của người dân tái định cư khi Nhà nước xây dựng các công trình thuỷ điện: Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát việc thực hiện các dự án thủy điện. Theo đó, đã loại bỏ 439 dự án; xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án; không đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng; gia hạn có thời hạn 13 dự án.

Đồng thời, nghiên cứu, khảo sát thực tế đời sống người dân tái định cư; trên cơ sở đó, đã điều chỉnh quy hoạch tổng thể di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La; Huội Quảng, Bản Chát (Lai Châu), phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà; xem xét, giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang; Bản Vẽ, Hủa Na (Nghệ An); Đồng Nai 3 (Đăk Nông), An Khê - Ka Năk (Gia Lai)...

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, với nhiều nội dung mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, trong đó có chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư.

Tuy vậy, đời sống của người dân tại các khu tái định cư vẫn còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao; việc thu hồi đất, giao đất sản xuất của một số dự án còn chậm, đất xấu, một số nơi chưa giao đủ đất sản xuất; công tác đào tạo, chuyển đổi nghề chưa hiệu quả, tỷ lệ có việc làm sau học nghề rất thấp...

4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân

Về sản xuất và đời sống của ngư dân: cùng với việc thực hiện các chính sách đã ban hành, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung quy định về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; ban hành chính sách mới về phát triển thủy sản; dành khoản kinh phí 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân; nâng kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá từ năm 2015-2020 tăng tối thiểu gấp 2 lần giai đoạn 2011-2014; thực hiện tín dụng ưu đãi đối với ngư dân đóng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ cả; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu; chi phí đào tạo thuyền viên; thực hiện chính sách ưu đãi về thuế…

Đến nay, đã có 23/28 địa phương ven biển phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, với 818 tàu trên 400CV; trong đó đóng mới 731 tàu, nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp 52 tàu, với tổng số tiền 525 tỷ đồng; cho vay vốn lưu động đối với 89 khách hàng tại 7 tỉnh, với số tiền gần 24 tỷ đồng; thực hiện bảo hiểm đối với 1.837 tàu trên 90CV và 23.604 thuyền viên; tổng giá trị được bảo hiểm là 2.983,687 tỷ đồng; tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 86.540 ngư dân; đã thành lập được 3.400 tổ đội và 64 nghiệp đoàn nghề cá.

Tuy vậy, việc đầu tư vốn xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão ở nhiều dự án chưa kịp thời, còn dàn trải, thiếu đồng bộ; một số quy định của Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung; việc thành lập, quản lý tổ, đội, hợp tác xã ở các địa phương còn chậm, thiếu chặt chẽ; chưa có chính sách thu hút học các nghề khai thác thủy, hải sản...

785 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Về xây dựng nông thôn mới: Quốc hội đã quyết định bổ sung cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 15.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2011-2013.

Chính phủ đã có nhiều chính sách huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình; ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển... với mức đầu tư cao hơn ít nhất 2 lần so với các xã khác; rà soát, điều chỉnh một số tiêu chí về nông thôn mới; ban hành chỉ thị yêu cầu các địa phương không được huy động quá sức dân...

Đến nay, đã có 97% số xã được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, 87% số xã được phê duyệt đề án, trên 9.000 mô hình được đưa vào sản xuất; bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38% tiêu chí/xã so với năm 2010 và tăng 2,13 tiêu chí so với năm 2013, không còn xã trắng tiêu chí; có 785 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 8,8% và 4 đơn vị cấp huyện gồm: huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh có toàn bộ số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy vậy, việc thực hiện Chương trình có nơi, có lúc còn thiếu sâu sát, sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả; chưa chủ động huy động nguồn lực xã hội; một số tiêu chí chưa phù hợp với vùng miền khác nhau; kết quả đạt được chưa đồng đều; một số cơ chế đã ban hành chậm đi vào cuộc sống...

Vì vậy, cần rà soát điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhất là các vùng khó khăn, vùng đặc thù; xác định rõ những tiêu chí bắt buộc; những tiêu chí có thể vận dụng để việc thực hiện Chương trình được thuận lợi, mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân.

Nhiều công trình giao thông được đưa vào khai thác

Về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông: Trong thời gian qua Nhà nước đã huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; đã tập trung cải tạo, nâng cấp QL1 và nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch; quan tâm xây dựng cầu dân sinh ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Đến nay, đã và đang xây dựng 187 cầu treo dân sinh trên địa bàn 28 tỉnh. Tích cực thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng công trình. Trong năm qua, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Tuy vậy, việc triển khai các dự án đường giao thông vẫn còn thiếu đồng bộ giữa trọng tải cầu và đường; giữa công trình giao thông với công trình điện, nước; quốc lộ với đường dân sinh.

Tình hình tai nạn giao thông, mặc dù có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tại nạn nghiêm trọng vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải tiếp tục có hành động quyết liệt, đề ra những giải pháp thiết thực, cụ thể, tiến hành đồng bộ để giảm thiểu tối đa trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, số người bị thương.

Tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ

Về chính sách tín dụng: Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp, tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ để phát triển. Đã ban hành nhiều văn bản, quyết liệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến điều kiện và thủ tục vay vốn.

Đối với địa bàn nông thôn, đã rà soát tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ; triển khai nhiều chương trình tín dụng mới phù hợp với đặc điểm, tình hình của các loại hình doanh nghiệp và của từng địa phương; ban hành các quy định tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù với thủ tục cho vay đơn giản hơn; điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ; yêu cầu các tổ chức tín dụng  thường xuyên xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay về mức lãi suất cho vay hiện hành; mở rộng cho vay đối với hộ nông dân không phải thế chấp tài sản. Tính đến cuối tháng 5/2015 ước đạt 798.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7,17% so với 31/12/2014, chiếm khoảng 19,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nếu so với cuối năm 2009 dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này đã tăng gấp 2,5 lần.

Để tiếp tục hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cần bổ sung đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; xem xét nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm và kéo dài thời hạn cho vay; quy định về phương thức cho vay lưu vụ phù hợp với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cơ chế bảo hiểm, xử lý rủi ro...

Cổng TTĐT Chính phủ