• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TOÀN CẢNH: Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ

(Chinhphu.vn) – Sáng nay (22/11), Hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan tổ chức diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ: GTVT, KH&ĐT, đại diện Bộ TN&MT, VPCP, NHNN, lãnh đạo TPHCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, lãnh đạo các hiệp hội, các chuyên gia, doanh nghiệp.

22/11/2020 12:00
Các địa phương vẫn chưa nhận thức rõ về lợi ích kết nối

Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, các địa phương trong Vùng đã chủ động tìm nguồn đầu tư hệ thống giao thông nội tỉnh và liên vùng để phát triển khi ngân sách trung ương còn khó khăn cho đầu tư phát triển hệ thống đường bộ phía Nam. 

Các đại biểu xem sơ đồ giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ được trưng bày tại hội thảo.

Bình Dương đã kêu gọi nhiều nguồn vốn trong và ngoài tỉnh vào đầu tư, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) trong giao thông và đạt được thành công ngoài mong đợi.  Tại Đồng Nai, chính quyền đã chủ động khắc phục khó khăn về nguồn vốn, tích cực tìm nguồn đầu tư nên những năm gần đây, bức tranh giao thông đường bộ của Đồng Nai có nhiều khởi sắc ấn tượng.

Đã có những công công trình tạo sự liên kết phát triển, phát huy hiệu quả tiềm năng trong vùng.  Các trục giao thông dọc theo hướng Bắc - Nam và Đông –Tây, bên cạnh các tuyến đường huyết mạch quốc gia đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như các quốc lộ 1, 51, 20... (Bình Dương). Các công trình trọng điểm, biểu tượng như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao Vũng Tàu…  (Đồng Nai).

Tại TP.HCM, công trình giao thông trọng điểm được đầu tư từ ngân sách trung ương như cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên… Cầu Phú Mỹ dài hơn 2.000m nối các địa phương phía Bắc và phía Đông TP Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng; Đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 18km, rộng 120m, có tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đại lộ Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông - Tây) dài 22km, rộng 70m, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng từ vốn ODA Nhật Bản... Xây dựng Thành phố phía Đông là thành phố trong lòng thành phố với mô hình là đô thị sáng tạo, công nghệ cao, hạ tầng hiện đại và đồng bộ, tạo cực tăng trưởng cho TP.HCM.

Tuy nhiên, đánh giá lại sau rà soát tiến độ triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông, có thể thấy tiến độ còn khá chậm, chưa đạt mong đợi, gồm những nguyên nhân chủ quan và khách quan, quan trọng nhất là nguồn lực đầu tư. Làm sao đầu tư hiệu quả để các khu vực phát triển, nhưng khi nguồn lực có hạn, phải lựa chọn khu vực có tiềm năng sinh lời cao. Do đó, cần sự nỗ lực, tâm huyết của từng địa phương trong thời gian tới. Cần sự hỗ trợ từ các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.

Về hạn chế, ông Trần Hoàng Ngân chỉ ra, nhận thức về lợi ích nối kết hạ tầng giao thông chưa rõ, vẫn còn xoay quanh trong ranh giới địa phương. Chưa hình thành, cập nhật và chia sẻ dữ liệu chung cho toàn vùng. Chưa thành lập được Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng cho toàn vùng, do chưa có cơ chế phù hợp và sự đồng thuận. Chưa giải quyết bài toán lợi ích giữa các địa phương trong toàn vùng, lợi ích của từng tỉnh thành khi triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, đứng trên góc độ liên vùng

Ông Ngân đề xuất, thời gian tới, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lợi ích mang lại của việc nối kết hạ tầng trong vùng. Xây dựng và cập nhật, chia sẻ dữ liệu chung cho toàn vùng. Nghiên cứu và nhanh chóng thành lập Quỹ đầu tư phát triển hạ tầng cho toàn vùng, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông nối kết. Ban hành quy chế chia sẻ lợi ích giữa các địa phương trong vùng, khi triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch và nâng cao trách nhiệm của bộ ngành trung ương.

Ông Trần Hoàng Ngân đưa ra các kiến nghị về ngân sách để đảm bảo nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng, tạo ra cực phát triển trọng điểm thúc đẩy nền kinh tế của cả nước. Góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy chính quyền Thành phố. Tạo nền tảng cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Bộ nội vụ hỗ trợ TPHCM hoàn thiện để kịp thời  triển khai chính quyền đô thị từ tháng 7/.2021 . Góp phần định hướng và tạo lan tỏa đến các địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ triển khai trong thời gian tới

Đối với các dự án trong kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020, đề nghị lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ trong khi chờ sửa đổi luật. Đối với các dự án thuộc kế hoạch vốn 2021-2025, cho phép triển khai để xử lý tồn đọng vốn đầu tư công tại kho bạc.

Bộ tài chính xem xét kế nghị sửa đổi phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản, chuển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; phí sử dụng kết cấu hạ tầng, giá phí sau đầu tư…”

Đề xuất phân cấp thí điểm cho chính quyền địa phương quyết định tất cả các dự án đầu tư, phù hợp với quy hoạch, thuộc thẩm quyền của Chính phủ và tự chịu trách nhiệm, ưu tiên cho 4 địa phương : TP Hồ Chí Minh; Bình Dương; Đồng Nai và Bà rịa- Vũng tàu.

Thực hiện cơ chế đặc thù để xây dựng nhà ga T.3 sân bay Tân Sơn Nhất TSN trong 2 năm 2020-2021, cần xem đây là dự án đầu tư công trọng điểm của năm 2020-2021.

Đề nghị Bộ giao thông chủ trì cùng với 2 địa phương Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh triển khai khởi công ngay trong năm 2020 dự án Cầu Cát lái qua sông Đồng Nai. Đây là dự án mang tính đột phá để phát triển đô thị Vùng.

PGS. TS. Trần Đình Thiên chia sẻ tại Hội thảo

Đẩy mạnh truyền thông hơn nữa

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, cho rằng, đây là dịp rất tốt để chia sẻ một vấn đề đã được bàn thảo nhiều, song cần một cách tiếp cận khác, nếu không, sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khu vực và đất nước. Ông Thiên cho rằng, nên tránh tư duy xin-cho, thay đổi tư duy chiến lược và phương thức hành động.

“Phía trước là bầu trời, làm sao để Đông Nam Bộ bay lên?”, ông Trần Đình Thiên đặt vấn đề.

Trong thời gian qua, Trung ương, Bộ Chính trị đã đặc biệt quan tâm phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó đặc biệt quan tâm tới TPHCM với các nghị quyết về định hướng phát triển. Nhờ đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn tiếp tục là Vùng có đóng góp lớn nhất về GDP, NSNN, việc làm và vẫn chứng tỏ tiềm năng - nội lực phát triển vượt trội. Mức đóng góp GDP (50,8%), Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  lớn hơn cả 3 vùng KTTĐ còn lại cộng lại. 

Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP 2016-2018 đạt 6,72% (trong khi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 9,08%). Vị thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nền kinh tế tuy vẫn đứng đầu nhưng bị sụt giảm, vai trò động lực và dẫn dắt suy yếu.

Lý do là thiếu kết nối vùng, các tuyến đường vành đai và tuyến cao tốc còn ít, triển khai chậm; ách tắc lưu thông tại các trung tâm tăng trưởng quốc gia và kết nối quốc tế, cac nút giao thông TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các công trình như Long Thành, Cái Mép – Thị Vải mà triển khai, giải quyết chậm thì sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ tới vùng mà còn tới cả nước. Đông Nam Bộ mà không phát triển đúng tầm sẽ ảnh hưởng lớn tới cả nước.

Giao thông là "điểm nghẽn" nghiêm trọng của vùng ĐNB, nghẽn trên cả 3 tuyến: đường bộ, hàng không và đường biển.  Vùng kinh tế trong điểm phía Nam mới có 91 km (11%) đường cao tốc cả nước. Một thực trạng khác là ách tắc “trung chuyển quốc tế nhưng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải; cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải thiếu đồng bộ, thiếu kết nối đường bộ, đường sắt…

TS Trần Đình Thiên đề xuất, phát triển của TP.HCM, Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là lợi ích chiến lược quốc gia. Tập trung ưu tiên nguồn lực quốc gia và có cơ chế phát triển vượt trước cho Vùng Đông Nam Bộ để đầu tàu này trở thành đầu tàu hiện đại, vùng dẫn dắt mới phát huy đúng lợi thế và tiềm năng.

Thay đổi cách tiếp cận thể chế phát triển Vùng, theo đó, thực thể Vùng có lợi ích tổng thể, có thực lực ngân sách… Thay đổi cách tiếp cận lợi ích - lợi ích quốc gia và lợi ích DN - khi chung sức đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, không phải là “tranh chấp lợi ích” mà là phối hợp các tuyến lợi ích. Tầm nhìn không mới nhưng phải triệt để thực hiện trong phát triển đồng bộ hệ thống GTVT - không gian và thời gian, cả đường sắt, đường thủy… Thay đổi, cải thiện quan hệ chức năng và cơ chế phối hợp Trung ương – địa phương trong phát triển hệ thống giao thông Vùng.

Ông Thiên đề xuất với vai trò của mình, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ truyền thông mạnh mẽ hơn nữa và bày tỏ kỳ vọng Hội thảo sẽ thành công, tạo thêm, góp phần tạo ra động lực phát triển đột phá mới cho Vùng.

Nhà báo Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu về mục đích, ý nghĩa của Hội thảo. Ảnh: VGP

Phát biểu về mục đích, ý nghĩa của Hội thảo, nhà báo Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ cho biết: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là “cửa ngõ” kinh tế của Việt Nam ra khu vực và thế giới. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ hàng năm có tỉ trọng đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách của cả nước.

Mặc dầu vậy, theo nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc tế, thời gian qua sự phát triển của vùng chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế sẵn có. Trong đó, một trong những nguyên nhân được xác định là do điểm nghẽn hạ tầng giao thông. Nhiều dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy,… kết nối liên vùng dù đã được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các địa phương đưa vào quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư từ nhiều năm nhưng việc triển khai nhiều dự án vẫn gặp vướng mắc, chậm tiến độ do vướng về cơ chế phối hợp, thu hút nguồn vốn đầu tư, về  giải phóng mặt bằng,…

Báo Tuổi Trẻ với định hướng là báo chí giải pháp nhận thấy đây là vấn đề không mới nhưng lại gắn liền với sự phát triển chung của cả khu vực, của nền kinh tế cả nước, tác động trực tiếp đến  đời sống của người dân. Chính vì vậy, từ tháng 7-2020,  báo Tuổi Trẻ quyết định mở Diễn đàn trên Tuổi Trẻ nhật báo và Tuổi Trẻ online với chủ đề “Kết nối hạ tầng Đông Nam Bộ”, mong muốn thu hút các ý kiến, hiến kế, góp ý từ người dân, các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cùng đóng góp cho chủ đề này.

"Chúng tôi thực sự ấn tượng khi lượng ý kiến, hiến kế gửi về Diễn đàn rất phong phú, chất lượng chuyên môn cao với những phân tích từ các chuyên gia. Đặc biệt, những bài viết của chính những người dân mong mỏi hằng ngày những cây cầu, tuyến đường được thi công và hoàn thành đúng tiến độ nhằm giải quyết sự nhọc nhằn và an toàn khi di chuyển của những người dân…", ông Lê Viết Chữ nói.

Đó là những bài viết của các lãnh đạo doanh nghiệp với trăn trở: Vì sao một container từ TP.HCM xuống Vũng Tàu đắt hơn đi Singapore, từ Nhơn Trạch về Cái Mép chỉ 40km nhưng phí vận chuyển một container đến 4,3 triệu đồng?

Câu chuyện chi phí logistic bị đẩy lên do kẹt xe khiến chi phí sản xuất, giá thành hàng hóa tăng theo khiến việc cạnh tranh trong việc hội nhập kinh tế của chúng ta rơi vào thế yếu. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam, chi phí cho logistics gần 21% GDP, cao hơn nhiều so với EU là 10%, Nhật Bản 11%, hay Thái Lan 18%.

Những mong mỏi liên tục được bạn đọc nêu lên trong các bài viết như: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ; Bao giờ những câu cầu ngàn tỉ nối nhịp, cao tốc thông xe giữa TP.HCM – Đồng Nai; giữa Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu? Đến bao giờ khép kín tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu;

Hay những đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt để giải cứu cảng Cái Mép – Thị Vải? Một cảng nước sâu được đầu tư hiện đại với quy mô hàng tỷ USD, nhưng do thiếu đường kết nối, chi phí vận chuyển quá cao nên vẫn chưa phát huy tiềm năng, lợi thế,…

Bên cạnh những băn khoăn, nhiều giải pháp cũng được chính những bạn đọc, chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chủ động đưa ra, góp ý thảo luận trong diễn đàn do Tuổi Trẻ phát động.

"Trong vai trò cơ quan truyền thông, chúng tôi rất cảm kích khi đề xuất mở rộng diễn đàn cùng với việc tổ chức sự kiện Hội thảo ngày hôm nay đã nhận được sự ủng hộ, đồng hành của Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Văn phòng Chính phủ), lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo 07 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và các bộ, ngành liên quan. Sự đồng hành, ủng  hộ này một lần nữa đã thể hiện sự đoàn kết, chung tay của chúng ta trong việc hướng đến một mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển, thịnh vượng của cả khu vực", Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ chia sẻ. 

Nhà báo Nguyễn Hồng Sâm, Quyền Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VGP

Sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để Đông Nam Bộ tăng tốc

Chia sẻ về việc tổ chức chương trình Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Sâm, Quyền Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo Điện tử Chính phủ cho biết: Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh năm 2020 hết sức đặc biệt đang đi dần về những ngày cuối cùng và chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, những cơ hội đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới, trong đó có vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế sôi động nhất cả nước đang có trong tay những cơ hội mới. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, có nhiều quyết sách, nhiều chỉ đạo về việc hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông vùng đất này, bao gồm cả đường bộ với hàng loạt tuyến cao tốc, đường hàng không, đường sắt, đường thủy, chú trọng hệ thống cảng nước sâu đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hạ tầng trọng yếu của quốc gia. Xin đơn cử một số ví dụ. Cách đây vài ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1777/QĐ-TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, với vai trò là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Từ nay đến cuối năm, giai đoạn I nâng cấp đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất cũng sẽ hoàn thành.

Quyền Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ cho biết: Cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tham dự lễ khởi công 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông, trong đó, có hai dự án thuộc địa phận Đông Nam Bộ với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 22.000 tỷ đồng, được tổ chức đồng loạt trong một ngày, đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong việc thúc đẩy dự án trọng điểm quốc gia này.

Cũng trong tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp Đại sứ Bỉ, Đại sứ Hà Lan cùng các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu đang có ý định đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ  tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với trị giá gần 1 tỷ USD. Thủ tướng lưu ý các bên trong thực hiện công việc, rằng ai làm chậm, Thủ tướng sẽ phê bình.


Về đường sắt, cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó coi nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là xương sống của chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam thời gian tới.

Có thể nói, Người đứng đầu Chính phủ đã chắt chiu từng cơ hội để thúc đẩy phát triển đất nước, trong đó có những cơ hội thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ. Suốt 2 năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng nhiều lần họp trực tuyến, làm việc, đưa ra nhiều quyết sách, dành sự quan tâm đặc biệt để phát triển hạ tầng giao thông các địa phương Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh đạo Chính phủ trực tiếp thị sát thực tế, lắng nghe kiến nghị, giải quyết vướng mắc, đôn đốc chuyện kết nối hạ tầng giao thông ở dự án sân bay Long Thành, ở đường vành đai 3, vành đai 4 cho đến chuyện Cảng Cái Mép - Thị Vải, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu…, cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất… Riêng sân bay Long Thành, Thủ tướng “nóng ruột” đến mức phải nhắc đi, nhắc lại: "Tháng 10, tỉnh Đồng Nai phải có 1.800 ha đất sạch để khởi động một số hạng mục dự án sân bay", các bộ ngành tính toán kết nối hạ tầng đồng bộ với sân bay với tinh thần tích cực tháo gỡ vướng mắc, không chờ đợi, bị động… Thủ tướng đã thẳng thắn, “ai không làm thì đứng sang một bên".

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất to lớn trong xây dựng, kết nối hạ tầng giao thông, làm thay đổi bộ mặt cả vùng, kết cấu hạ tầng của Đông Nam Bộ nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng giao thông vẫn chưa được đầu tư tương xứng, nhiều nơi vẫn tắc đường, kẹt xe, nhiều dự án, nhiều địa phương còn vướng cơ chế, thủ tục, vướng về vốn, giải phóng mặt bằng... Tất nhiên, nhu cầu đầu tư của các vùng, các địa phương trên cả nước đều cần, nhưng cần ưu tiên hơn các vùng động lực phát triển, các đầu tàu.

Kết luận Hội nghị làm việc với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng đã giao các Bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất các đề án, cơ chế đặc thù, các chính sách đủ mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Vùng phát huy tiềm năng, lợi thế, tăng tốc, phát triển bứt phá và bền vững, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa với vai trò là một cực tăng trưởng, đầu tàu phát triển của cả nước, trở thành vùng siêu đô thị, có quy mô hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần. Chủ động, sáng tạo và quyết tâm, hành động cao nhất để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sớm hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút các tập đoàn lớn về công nghệ trên thế giới, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước. Trong số các nhiệm vụ Thủ tướng giao tại Kết luận này, nội dung rất nổi bật là các công trình hạ tầng giao thông trọng yếu, cấp bách cho vùng và kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, lan tỏa, tạo liên kết vùng.

"Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo hôm nay. Hội thảo nhằm khẳng định sự quan tâm đặc biệt, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển, kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ, các kết quả đạt được trong việc đưa các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ tới việc thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tại các địa phương, phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, giải quyết công ăn việc làm... Đặc biệt, Hội thảo nhằm chỉ ra các vướng mắc, khó khăn, hạn chế, các vấn đề mà nhiều dự án đang gặp phải: Nghẽn vốn, thiếu mặt bằng, thủ tục chậm, trách nhiệm chưa cao… và đề xuất, hiến kế hướng xử lý, giải quyết", ông Nguyễn Hồng Sâm nói. 

Ông Phạm Viêt Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, phát biểu chào mừng Hội thảo. Ảnh: VGP

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh: Đông Nam Bộ đã và đang khẳng định vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, với mức đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 40% ngân sách cả nước. Đây là một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, du lịch....

Hơn nữa, Đông Nam Bộ có lợi thế tự nhiên là một trong 20 địa điểm phát triển cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới, và đến năm 2025, khi sân bay Quốc tế Long Thành được đưa vào hoạt động không chỉ sẽ tạo ra sự kết nối trong vùng và lien vùng mà còn tạo ra sự kết nối đa phương thức giữa đường biển, đường thủy, đường bộ, đường hang không và đường sắt trong tương lai. Chúng ta có niềm tin chắc chắn sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới và động lực mới cho tang trưởng.

"Nhưng vùng Đông Nam Bộ đang đối mặt với thực trạng về một hạ tầng giao thong đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững. Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp làm chậm lại tốc độ tang trưởng kinh tế trong vùng. Đồng thời, đây cũng là thách thức cho sự duy trì tăng trưởng trong nhiều năm tới đối với từng địa phương và của cả vùng Đông Nam Bộ và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước", ông Phạm Viết Thanh nói.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh: Hội thảo lần này là bước kết nối quan trọng đầu tiên cho 7 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ, các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận về các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, có tính chất liên kết vùng, đồng thời nhận diện cụ thể những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất, hiến kế cho Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ thực hiện. 7 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục có những chương trình, kế hoạch thường niên để giao lưu, trao đổi, học hỏi, gắn kết tình đoàn kết của các địa phương và rà soát lại kết quả thực hiện những vấn đề chia sẻ hôm nay, hoạch định phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới để phát huy thế mạnh của vùng, lợi thế của từng địa phương trên tổng thể phát triển chung của vùng và của cả nước, giúp giải quyết các lực cản về hạ tầng giao thông, xã hội, dân số và những thách thức phi truyền thống, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế của cả nước.

Hội thảo sẽ được truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trang Thông tin Chính phủ trên Facebook, tường thuật trực tiếp trên Báo Tuổi Trẻ Online.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, “cửa ngõ” kinh tế và cầu nối của Việt Nam ra thế giới. Các tỉnh vùng Đông Nam bộ có đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm đặc biệt, có nhiều chỉ đạo về việc hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ, bao gồm cả đường bộ với hàng loạt tuyến cao tốc đã và  đang được triển khai, đường hàng không, đường sắt, đường thủy, chú trọng hệ thống cảng nước sâu đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hạ tầng giao thông cho khu vực này. Thời gian qua, không ít công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư, đưa vào sử dụng,  mang lại hiệu quả như cao tốc TPHCM  - Long Thành - Dầu Giây, đường vành đai 2, mở rộng xa lộ Hà Nội, mở rộng Quốc lộ 51…

Gần đây, nhiều dự án trọng điểm mới được đầu tư và có kế hoạch thực hiện thời gian sắp tới cũng mở ra cơ hội cho kết nối vùng, như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, TPHCM - Mộc Bài, đường vành đai 3, các cây cầu lớn, cao tốc Bắc – Nam phía Đông, sân bay Long Thành…

Song theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù có vị trí, tiềm năng lợi thế rất lớn, nhưng trong thời gian qua, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có nhiều địa phương vùng Đông Nam Bộ, đã bộc lộ nhiều hạn chế như xu hướng tăng trưởng chậm lại, kết cấu hạ tầng không đồng bộ và chậm cải thiện, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông; thiếu sự liên kết vùng…

Toàn cảnh Hội thảo Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP

Được sự đồng ý của Văn phòng Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM tổ chức Hội thảo với chủ đề: Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ.

Sự kiện nhằm thảo luận, hiến kế các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy nhanh các kết nối hạ tầng, giúp phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ.

Dự hội thảo có lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, các địa phương vùng Đông Nam Bộ; các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng; lãnh đạo các vụ, cục của Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, VPCP, NHNN; lãnh đạo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp Hội Logistics Việt Nam; các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu… và 40 cơ quan truyền thông, báo chí Trung ương và địa phương.

Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ được Ban Tổ chức gửi đến cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy các dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới./.

VGP