• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Tôi được bộ đội Việt Nam tái sinh”

(Chinhphu.vn) - Đó là lời bày tỏ chân tình của Phok Sam On, một nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia (năm 1975) - nay là 1 nhà văn - về sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam đối với bản thân anh và dân tộc Campuchia.

19/12/2014 09:40

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Câu chuyện dưới đây của nhà văn Nguyễn Quốc Trung (Báo Văn nghệ Quân đội) sẽ cho độc giả hiểu cụ thể thêm về điều đó…

***

Tháng 9/2014, tôi có dịp trở lại thăm đất nước Campuchia. Vừa gặp tôi ở nhà ga sân bay Pochentong, nhà văn Phok Sam On đã hỏi:

- Dễ đã hơn 30 năm anh mới trở lại đất nước chúng tôi, đúng không? Tôi có nhiệm vụ dẫn anh đến bất cứ đâu anh cần.

Trên đường về nhà khách, Phok Sam On nói về kỷ niệm của anh đối với bộ đội tình nguyện Việt Nam mà anh gọi là “Đội quân nhà Phật”, những người đã cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và góp phần giúp đất nước Chùa tháp hồi sinh.

Phok Sam On bồi hồi: Hơn ba thập kỷ đi qua như chớp mắt. Tôi vẫn ngỡ như mọi việc vừa diễn ra vì những sự kiện chấn động đến mức mình luôn nghĩ đến.

Năm 1975, khi quân Pol Pot xua người dân ra khỏi thành phố, làng mạc rồi đày họ vào các công xã; những người được gọi là trí thức hay dính dáng tới chế độ cũ đều bị chúng tàn sát tàn bạo bằng cuốc xẻng, dao rựa.

Hồi đó, Phok Sam On mới lên 10, bố là bác sỹ, mẹ là dược sỹ nên bị lính Pol Pot giết hại ở một công xã giữa rừng Candan. May mắn thay là, On được một người dân giúp trốn khỏi công xã. Nhưng rồi người ấy bị chết vì sốt rét nên Sam On phải lang thang đây đó.

Cho tới khi quân tình Nguyện Việt Nam cùng với quân đội cách mạng Campuchia đến giải phóng, Phok Sam On mới được cứu thoát và được đưa về bệnh xá Trung đoàn 273, Sư đoàn 341, Binh đoàn Cửu Long nuôi dưỡng.

Tôi được bộ đội tình Nguyệt Việt Nam tái sinh lần thứ hai trên đời này. Nhiều lần Phok Sam On nói với tôi vậy.

Cũng phải nói thêm, truyền thống gia đình, dòng họ đã cho Sam On tính hiếu học. Sau thời gian ở trại trẻ Hoa Hồng, Phok Sam On được chuyển về trường phổ thông Tu Cốc học rồi vào đại học. Bây giờ, Sam On đã chớm tuổi 50, là kỹ sư nông nghiệp giỏi, anh còn là tác giả của nhiều tác phẩm về đất nước, con người Campuchia thời chịu họa diệt chủng và được hồi sinh sau cuộc cách mạng 7/1/1979.

Sam On phân trần: Tôi đã gắng hết sức mình nhưng vẫn chưa thể hiện được đầy đủ về tội ác tàn bạo của bè lũ diệt chủng Pol Pot cũng như nói về công ơn trời biển của Quân tình nguyện Việt Nam đã cứu nhân dân, đất nước tôi khỏi họa diệt chủng để hồi sinh.

Mấy lần gặp nhau trong hội nghị nhà văn ba nước Đông Dương, Phok Sam On và tôi thường trò chuyện với nhau, những câu chuyện tưởng không dứt nổi. Bây giờ, tôi lại được trở lại nơi mình từng tham gia chiến đấu và làm báo, nơi tôi đã sống những năm tuổi trẻ và cũng là nơi mà rất nhiều đồng đội tôi đã ngã xuống. 

Tôi cảm ơn Phok Sam On và háo hức:

- Tôi muốn đến tất cả những nơi đơn vị tôi đứng chân làm nhiệm vụ, nhưng như vậy sẽ tốn thời gia vài ba tháng, nên nếu có thể các anh cho đến một vài phum sóc cũng mừng lắm rồi.

Vậy là trước khi Đại hội nhà văn các nước vùng sông Mekong diễn ra, Phok Sam On dẫn tôi đến một số nơi Binh đoàn Cửu Long làm nhiệm vụ những năm 1980. Có thể với thế hệ trẻ, những năm ấy thật xa xôi, thuộc về lịch sử, nhưng với tôi, đó là những ký ức không thể phai mờ với những kỷ niệm về họa diệt chủng mà đất nước bạn gánh chịu và sự hy sinh của đồng đội tôi trên đất nước này trong thời gian mười năm làm nghĩa vụ quốc tế.

Nhớ lại thời điểm chúng tôi đến nhà tù Stung treng - nơi Pol Pot giam giữ hàng ngàn người mà chúng coi là chống đối. Khi Sư đoàn 7 của Binh đoàn Cửu Long cùng một đơn vị quân đội cách mạng Campuchia tiến quân vào giải thoát cho những tù nhân còn sót lại thì thấy vô số những bộ xương người chất ngổn ngang trong những gian nhà tôn, tường gạch xây kiên cố, những xác người vừa bị giết chưa kịp phân hủy nằm trên các sàn tra tấn.

Cùng lúc ấy có rất nhiều nhà báo quốc tế đến nhà tù này để chứng kiến thêm tội ác trời không dung, đất không tha của bè lũ diệt chủng. Có mấy nhà báo Nhật, Liên Xô dày dạn, từng đến những điểm nóng trên thế giới chứng kiến những tội ác bọn sát nhân, vậy mà khi đứng trước những khu chuồng giam ngổn ngang xương người chết hoặc còn lưu lại dấu vết của những cuộc tra tấn tàn bạo, những xác người chưa kịp phân hủy và rất nhiều người quặt quẹo nằm lê lết trên sàn xi măng, họ đã không cầm nổi nước mắt, những chiếc máy ảnh rung rung khi họ ghi hình…

Lúc ấy, bộ đội tình nguyện Việt Nam được lệnh nhanh chóng sơ cứu và chuyển những người còn sống sót về bệnh xá dã chiến của Binh đoàn vừa được dựng lên ở gần chợ Tu Kok bỏ hoang đã mấy năm.

Sau một ngày dừng lại ở khu vực nhà tù Stung treng, tôi được đi cùng các đơn vị của Sư đoàn 7 tiến vào giải phóng tỉnh Kampong Chhnang, Pursat, đến đâu cũng thấy cảnh những thây người chết nằm trên cánh đồng; trong rừng, từng đoàn người đói lả, bệnh tật, thoi thóp dưới vòm trời nắng gắt. Thời gian này lương thực, thực phẩm của bộ đội cũng rất hạn chế, nhưng Bộ Tư lệnh Binh đoàn Cửu Long đã lệnh cho các đơn vị đặt nhiệm vụ cứu sống nhân dân bạn lên hàng đầu, bớt khẩu phần của mình để giúp nhân dân, không được để một người nào rơi vào cảnh đói khát, bệnh tật.

Một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Quân tình nguyện Việt Nam là đưa nhân dân Campuchia trở về quê cũ. Khi người dân trở về những phum sóc bị bỏ hoang đã ba năm, tất cả tan hoang, nhà cửa mục nát, cỏ gai leo đến tận sàn nhà gỗ, trâu nhà mà dữ như trâu rừng, những con heo nhà đã trở nên hoang dã.

Bộ đội Việt Nam giúp dân dọn dẹp, dựng nhà, đào giếng lấy nước ngọt vì những giếng trước đây lính Pol Ppot ném xác người xuống nên không dùng được nữa… Rồi một công việc cũng rất quan trọng là dựng trường học để các sư sãi dạy trẻ em. Ba năm, biết bao nhiêu trẻ đã quá tuổi đến trường. Một núi công việc vậy mà bộ đội tình nguyện cùng thanh niên các phum sóc đã hoàn thành…

Giờ đây, sau hơn ba thập kỷ, đất nước Campuchia đã đổi mới. Con đường từ thủ đô Phnom Penh lên Kampong Chhnang, Pursat được mở rộng, tráng nhựa, những cây cầu gỗ trước kia được thay bằng cầu bê tông, cầu dây văng vững chãi, nhà cửa khang trang với những trường học, hàng quán, nhà hàng mới mẻ…

Trước khi rời đất nước Chùa tháp, Phok Sam On tiễn tôi ra sân bay, anh nói:

- Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng tôi sẽ sang chúc mừng các anh. Thời gian làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam được nhân dân chúng tôi gọi là đội quân nhà Phật. Âu cũng là cách bày tỏ tấm lòng của người dân nước tôi với quân đội và nhân dân Việt Nam, phải không anh?