• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tồn lưu hóa chất thuốc bảo vệ thực vật: "Quả bom" ô nhiễm cần tháo nhanh ngòi nổ

Xử lý khu vực bị ô nhiễm thuộc BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

05/04/2011 14:52

Những năm trước đây, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng ở nước ta rất phổ biến. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy (POP). Nhóm chất này bao gồm: aldrin, chlordane, DDT 666... những chất này đã bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, các kho bãi chứa hóa chất BVTV có từ trước lệnh cấm vẫn tồn tại và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống con người.

Theo TS. Dương Hoàng Tùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, toàn quốc có trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu ở 39 tỉnh. Các kho lưu trữ không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước tại các kho chứa hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân.

Nghệ An là địa phương có nhiều điểm tồn lưu thuốc BVTV với 913 điểm. Ông Chu Thế Huyền - Phó Giám đốc Sở TN&MT Nghệ An cho biết, UBND tỉnh đã lấy mẫu tại 277/913 địa điểm để phân tích, xác định dư lượng hóa chất BVTV. Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các địa điểm lấy mẫu đều có sự hiện diện của hóa chất BVTV trong đất. Các địa điểm tồn dư đều chứa 1- 2 loại hóa chất BVTV thuộc nhóm thuốc cấm sử dụng có độ độc tính cao và bền vững trong điều kiện tự nhiên.

Điển hình là Xưởng thuốc trừ sâu thuộc Nhà máy Photphat 3/2 cũ, tồn tại gần 40năm qua, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Một lượng lớn thuốc trừ sâu DDT 666 nguyên chất được nhập về và chôn dưới lòng đất. Chưa kịp đưa đi tiêu thụ thì máy bay địch ném bom. Để bảo vệ thuốc, công nhân đã cất thuốc dưới hầm, kho ngầm. Thuốc tồn dư đã ngấm xuống đất và ngấm vào nguồn nước ngầm đe dọa sức khỏe người dân.

Trưởng thôn Mậu II Nguyễn Xuân Lược cho biết, tính đến nay, thôn Mậu II đã có hơn chục người chết vì ung thư, nguyên nhân theo ông là do sử dụng nguồn nước nhiễm độc.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để xử lý thuốc BVTV tồn lưu nhưng chưa có giải pháp nào được đánh giá là hữu dụng, khả thi. Một công nghệ đang được đánh giá cao trong việc xử lý hóa chất thuốc BVTV như đốt cũng bộc lộ nhiều vấn đề lo ngại là không đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu về nhiệt độ và không kiểm soát được khí thải phát sinh có thành phần độc tố gây hại hơn cho môi trường và sức khỏe người dân.

Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về kế hoạch xử lý triệt để và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước. Bộ TN&MT đã khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình của Bộ với mục tiêu đến năm 2015 cải tạo và phục hồi môi trường hơn 300 điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đến năm 2025 xử lý hết các điểm còn lại. Trong đó, từ năm 2010 đến năm 2015, tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại 240 điểm tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2016-2025, tiếp tục điều tra, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu còn lại.

Xuân Hợp