• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 25-27/5/2025, trưa 26/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte Macron thăm tìm hiểu văn hóa Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Quốc học đầu tiên của nước ta.

26/05/2025 19:38
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân tham quan Vườn bia Tiến sĩ và nghe giới thiệu về 82 bia Tiến sĩ - Di sản tư liệu thế giới. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân đã đưa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân thăm quan không gian di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, được xây dựng gần 1.000 năm trước (từ năm 1070). Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Quốc học đầu tiên của Việt Nam, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học “kết tinh” trong di tích là “tấm gương” phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong số các di tích gắn với Nho học ở Việt Nam, đây là một di tích Nho học tiêu biểu, có giá trị cao về mặt kiến trúc - nghệ thuật và thẩm mỹ. Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân nghe giới thiệu về không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN

Tại Khuê Văn Các - Biểu tượng tiêu biểu của thành phố Hà Nội, giới thiệu với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Khuê Văn Các chính là một phần không thể thiếu, góp phần làm nên nét đặc trưng tiêu biểu cho quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và vùng đất Thăng Long nghìn năm văn hiến nói chung. Năm 1997, Khuê Văn Các đã được UBND thành phố Hà Nội chọn trở thành biểu tượng chính thức của Thủ đô, là một trong những công trình có kiến trúc vô cùng ấn tượng, độc đáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 3.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân thưởng lãm chương trình biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế. Ảnh: TTXVN

Ngay tại sân chính Văn Miếu, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đã thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế với các phần trình diễn đặc sắc, đậm nét văn hóa Huế, với âm hưởng rộn ràng, da diết, uyển chuyển, trang trọng mà tao nhã. Từng phát triển rực rỡ dưới triều Nguyễn (1802-1945), Nhã nhạc, loại hình âm nhạc tao nhã, thiêng liêng thường dùng để trình diễn trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình, những cuộc cúng tế thần linh và tổ tiên, đã trở thành một loại hình âm nhạc cung đình không thể thiếu của triều đại thời bấy giờ. Ngày nay, Nhã nhạc Huế vẫn là sự lựa chọn thưởng thức hàng đầu của du khách.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 4.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện nghi lễ đánh trống Sấm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN

Tiếp đó, Tổng thống Pháp thực hiện nghi lễ đánh trống Sấm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám; xem trưng bày ảnh về những dấu mốc tiêu biểu trong quan hệ giữa hai nước...

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ ngưỡng mộ nền văn hiến, văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học của con người Việt Nam, trong đó Văn Miếu - Quốc Tử Giám - nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam.

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống Pháp thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thưởng lãm các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, bởi hợp tác văn hóa, giáo dục là một trong những lĩnh vực hợp tác nổi bật trong quan hệ song phương, cũng là điểm nhấn trong chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam lần này của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Pháp.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 5.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Pháp thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN

Chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trồng cây hữu nghị trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giới thiệu với Tổng thống Pháp về nhà sàn Bác Hồ, cùng cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám- Ảnh 6.

Thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giới thiệu với Tổng thống Pháp về nhà sàn Bác Hồ, cùng cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Ảnh: TTXVN

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích quốc gia đặc biệt, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong 15 năm cuối đời (1954-1969). Đây không chỉ là nơi lưu giữ những di tích, hiện vật gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là điểm đến thiêng liêng của đồng bào và bạn bè quốc tế./.

Theo TTXVN