• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính hướng dẫn về chứng từ thu học phí và nghĩa vụ thuế đối với hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu của các trường công lập

(Website Chính phủ) - Ngày 15/1/2008, Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính đã có công văn số 177/TCT-HT trả lời bạn Nguyễn Đăng Thủy (Đắk Lắk) về vấn đề liên quan đến việc sử dụng chứng từ thu học phí và nghĩa vụ nộp thuế đối với hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao của các trường công lập.

21/01/2008 09:02

Theo đó, Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Về chứng từ thu học phí đối với trường công lập.

Căn cứ điểm 1 và điểm 2 Quyết định số 85/2005/QĐ-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính về việc in, phát hành và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thì chứng từ thu học phí thuộc Ngân sách Nhà nước của các trường công lập là Biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá hoặc không có mệnh giá.

Tại điểm 1 Công văn số 4824/BTC-TCT ngày 10/04/2007 của Bộ Tài chính quy định: Đối với thu học phí thuộc Ngân sách Nhà nước của các trường, trung tâm dạy học, cơ sở đào tạo nghề có mức thu dưới 500.000 đồng nhưng không trùng với mệnh giá in sẵn, để tạo sự chủ động cho đơn vị thu, Bộ Tài chính đồng ý để đơn vị sử dụng Biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá.

Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Trường công lập A có liên thông với trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng để tổ chức các khóa đào tạo và có thu hộ học phí thì sử dụng Biên lai thu phí, lệ phí (do cơ quan thuế có thẩm quyền phát hành hoặc tự in theo mẫu đã được cơ quan thuế có thẩm quyền duyệt) do trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cấp và ủy quyền để thu hộ học phí. Đối với khoản tiền Trường công lập A được hưởng khi thu tiền, Trường công lập A phải sử dụng Biên lai thu phí, lệ phí (mua tại cơ quan thuế hoặc tự in nếu được phép) để xuất cho trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng .

Về nghĩa vụ thuế đối với hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao đối với các trường công lập:

Hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao đối với các trường công lập là hoạt động kinh doanh nên là đối tượng chịu thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Hoạt động đào tạo (dạy học, dạy nghề) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm 1.1.1, Mục II, Phần A Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính.

Việc khai thuế môn bài được thực hiện theo quy định tại Mục VII, Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

Việc khai thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại Mục III, phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC nêu trên.

Sở Giáo dục là cơ quan hành chính không có chức năng kinh doanh hoạt động đào tạo, dạy nghề. Mọi khoản thu (nếu có) đều thuộc Ngân sách nhà nước và không phải khai thuế, nộp thuế.

Trường hợp Sở Giáo dục thu hộ phí cho trường Đại học công lập X thì việc sử dụng Biên lai thu phí, lệ phí theo như hướng dẫn về chứng từ thu học phí đối với trường công lập nêu trên.

 

Ban Bạn đọc - Đối ngoại