• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng cục Thuế: Họp báo thông báo một số nội dung dự kiến sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế

Chiều ngày 20/02/2012, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế đã tổ chức Họp báo thông báo một số nội dung dự kiến sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế. Tham dự cuộc họp báo có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Tổng cục Thuế; đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.

20/02/2012 19:10
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: TN

Thực hiện Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã triển khai rà soát các thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý thuế hiện hành, đồng thời tiến hành rà soát các nội dung vướng mắc và các vấn đề mới phát sinh từ thực tế thực hiện hội nhập quốc tế, làm cơ sở đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế.

Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính đã soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi là Dự thảo Luật). Dự thảo Luật đã được xâu dựng trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thực hiện Luật Quản lý thuế qua 04 năm thực hiện (kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007); gửi lấy ý kiến bằng băn bản các Bộ, ngành, địa phương và DN, chuyên gia; tổ chức hội thảo và đăng tải trên trang thông tin điện tử (Website) của Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân chịu tác động của chính sách và quản lý thuế; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có thể vận dụng vào Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC thuế

Về mục tiêu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho NNT; giảm chi phí, thời gian của NNT; giảm chi phí, thời gian của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; khuyến khích và tạo điều kiện cho NNT thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế.

Hai là, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Ba là, thúc đẩy công tác hiện đại hóa hệ thống thuế, hải quan theo hướng thực hiện cơ chế quản lý rủi ro trong các khâu quản lý thuế, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế. Phù hợp xu hướng hội nhập, thống nhất đồng bộ với các cam kết quốc tế.

Bốn là, tạo sự tập trung thống nhất, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu: Đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa TTHC thuế theo Nghị quyết số 57/2010/QH12 ngày 26/11/2010 của Quốc hội về kết quả giám sát việc cải cách TTHC; được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 25/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC; Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN; Chủ động đáp ứng xu hướng, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; Khắc phục một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm thực hiện đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất của Luật; Tạo cơ sở pháp lý để góp phần thực hiện Nghị quyết số 11/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội về phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 (về nội dung thực hiện nhiệm vụ thu NSNN); thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển hệ thống hải quan đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàn thiện Luật Quản lý thuế cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, sau hơn 04 năm thực hiện đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển KT-XH đã phát sinh một số vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung để hoàn thiện Luật cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển. Cụ thể:

Đ/c Vũ Văn Trường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: TN

Thực hiện Đề án 30/CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính phải tiếp tục cải cách TTHC thuế, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thuế như kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử…

Việc thay đổi và bổ sung của các luật chính sách thuế, và những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện Luật quản lý thuế cho thấy có những nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp và chưa sát thực tế. Vì vậy, để tăng cường tính hiệu lực, khả thi và thống nhất với các văn bản có liên quan, Luật cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài những tác động tích cực, hội nhập cũng làm xuất hiện những thách thức, ảnh hưởng tiêu cực cho công tác quản lý thuế (như sàn xếp né tránh thuế, chuyển giá…), đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được tiếp tục hoàn thiện về thẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý để phù hợp hơn với các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quản lý, giám sát công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế.

Dự án Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 31 Điều (trong tổng số 120 Điều của Luật hiện hành), liên quan đến ba nhóm vấn đề với 20 nội dung, bao gồm:

Thứ nhất, Nhóm vấn đề về đơn giản hóa TTHC thuế bao gồm 06 nội dung, trong đó chủ yếu liên quan đến các nội dung sửa đổi theo yêu cầu của Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội; Nghị quyết số 25/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Thứ hai, nhóm vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách – hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế gồm 04 nội dung.

Thứ ba, nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan gồm 10 nội dung.

Cuộc họp báo thu hút sự tham gia của đông đảo PV các cơ quan báo chí. Ảnh: TN

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đã trả lời các câu hỏi xung quanh nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý Thuế cũng như một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề về thuế của phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.

Thay mặt mặt lãnh đạo Tổng cục Thuế, đ/c Vũ Văn Trường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan thông tấn báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng trong thời gian qua và bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, với những nhiệm vụ, trọng trách đầy thách thức phía trước, ngành thuế sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan thông tấn báo chí.

Hi vọng Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế sẽ sớm được Chính phủ, Quốc hội thông qua và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người nộp thuế và các cơ quan có liên quan, qua đó giúp cho ngành thuế có thêm sự động viên, khích lệ để nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và đạt kết quả khả quan trong quá trình thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020.

Một số kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Luật quản lý thuế

Đã quy định thống nhất chính sách quản lý thu thuế và là bước tiến quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch; Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuê; Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Công tác quản lý thuế đã thay đổi phương thức quản lý theo cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật thuế; Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý theo đối tượng (tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra,…) và hướng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin về NNT. Các chức năng quản lý ngày càng chú trọng về chiều sâu và chiều rộng, cụ thể: (1) Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ: đa dạng hóa các hình thức giải đáp vướng mắc như: hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận “một cửa”, trả lời bằng văn bản, tổ chức tập huấn, tổ chức đối thoại với DN. (2) Về công tác đăng ký thuế, kê khai thuế: số lượng tờ khai NNT đúng hạn, đúng nội dung đã đạt trên 90%. (3) Về công tác kiểm tra, thanh tra: số lượng và chất lượng các cuộc thanh tra thuế đã được cải thiện. Việc ra quyết định kiểm tra, thanh tra thuế cơ bản được thực hiện trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro, phân loại DN (4 năm qua đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT bình quân 29.583 DN/năm; phát hiện truy thu bình quân 3.513 tỷ đồng/năm, phạt bình quân 530 tỷ đồng/năm). (4) Về công tác quản lý nợ thuế: Tỷ trọng nợ thuế trên tổng số thực thu NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2008 là 9,5%, năm 2009 là 7,7%, năm 2010 là 7,3%. (5) Về công tác ứng dụng CNTT: đã chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng CNTT theo sát yêu cầu, quy trình, nghiệp vụ quản lý thuế, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý số lượng NNT tăng nhanh, cùng các yêu cầu về cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế.

TH