• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng điều tra dân số quy mô nhất thế giới tại Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Tốn kém đến 60.000 tỷ rupees, tương đương 1,2 tỷ USD, Ấn Độ hãnh diện đây là hoạt động điều tra dân số quy mô nhất trong lịch sử thế giới.

05/04/2010 16:09

Thành phố Chennai, Ấn Độ

Tổng điều tra dân số quy mô nhất thế giới tại Ấn Độ

Tốn kém đến 60.000 tỷ rupees, tương đương 1,2 tỷ USD, Ấn Độ hãnh diện đây là hoạt động điều tra dân số quy mô nhất trong lịch sử thế giới.

Bắt đầu từ ngày 1/4, Ấn Độ tiến hành Tổng điều tra dân số. Hai triệu rưỡi nhân viên điều tra sẽ gõ cửa từng nhà để đưa ra hàng trăm câu hỏi và những số liệu đa dạng này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của đất nước có 1,2 tỉ người này hoạch định được các chiến lược cần thiết.

Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, có 6.661 ngôn ngữ, 2.800 tôn giáo đã được ghi nhận trên đất nước Ấn Độ. Nhìn chung toàn quốc, chỉ có khoảng 60% trường hợp khai sinh, khai tử chính thức.

Lần này không chỉ thống kê số dân, mà tên họ, ngày sinh, dấu vân tay, hình ảnh sẽ được ghi nhận đầy đủ. Tất cả những người Ấn trên 15 tuổi sẽ nhận được chứng minh thư điện tử với mã số dành riêng.

Nhiều phụ nữ gốc Á tranh cử vào Hạ viện Anh 

 Lâu nay, Hạ viện Anh vẫn được coi là một nơi không dành cho phụ nữ gốc Á. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ thay đổi sau cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Trong cuộc bầu cử lần này sẽ có 22 phụ nữ gốc Á ra tranh cử dưới màu cờ sắc áo của Công đảng, đảng Tự do Dân chủ và đảng Bảo thủ tại Anh và Scotland.

Nữ nghị sĩ gốc Á đầu tiên được bầu vào Hạ viện Anh năm 1892 là bà Dadabhai Naoroji, người gốc Ấn, đã giành được  ghế tại hạt Finsbury ở trung tâm London.

Như vậy là 118 năm sau khi cánh cửa Điện Westminster lần đầu tiên mở ra để đón nhận một nữ nghị sĩ gốc Á, năm nay sẽ có nhiều phụ nữ gốc Á tiếp bước.

Liên tiếp các vụ đánh bom liều chết

Ngày 5/4, lực lượng an ninh Iraq đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi xảy ra ba vụ đánh xe bom liều chết gần như đồng thời nhằm vào các đại sứ quán Iran, Ai Cập và một số nước Châu Âu, làm rung chuyển thủ đô Baghdad hôm 4/4 khiến 30 người thiệt mạng và 224 người bị thương.

Một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết Thủ tướng Nuri al-Maliki đã tổ chức một cuộc họp với Hội đồng an ninh quốc gia sau các vụ nổ trên.

Trong khi đó, tại Nga, người phát ngôn Bộ Nội vụ CH Ingushetia ngày 5/4 cho biết đã xảy ra một vụ đánh bom liều chết gần sở chỉ huy cảnh sát tại thị trấn Karabulak, CH Ingushetia ở khu vực Bắc Kavkaz thuộc Nga. Vụ đánh bom này làm ít nhất hai cảnh sát thiệt mạng.

Vụ việc trên xảy ra tiếp sau một loạt vụ tấn công liều chết ở Mátxcơva và khu vực Dagestan thuộc Nga làm 50 người thiệt mạng trong tuần trước.

Người Đức tuần hành chống chiến tranh ở Afghanistan

 Trong 9 năm qua đã có 39 binh sỹ Đức bị chết ở Afghanistan.

Ngày 4/4, hàng nghìn người Đức đã xuống đường tuần hành trong hoà bình để phản đối sự can thiệp quân sự của Chính phủ Đức vào Afghanistan. Đây là hoạt động nằm trong những "Cuộc tuần hành Phục sinh" truyền thống diễn ra hàng năm ở Đức.

Hiện có khoảng 4.500 binh sỹ Đức tham gia lực lượng giữ gìn an ninh do NATO cầm đầu ở Afghanistan để chống phiến quân Taliban.

Từ 50 năm qua, những "Cuộc tuần hành Phục sinh" đã trở nên rất phổ biến ở Đức, đặc biệt những cuộc biểu tình trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để phản đối vũ khí hạt nhân có lúc đã thu hút tới 300.000 người tham gia.

Động đất mạnh ở biên giới Mexico - Mỹ

Khoảng 6 giờ sáng 5/4 (giờ Hà Nội), một trận động đất mạnh 7,2 độ richter đã xảy ra tại bang Baja California của Mexico, gần biên giới Mỹ, làm rung chuyển nhiều tòa nhà và gây hoảng loạn cho người dân ở cả hai nước.

Nhiều tòa nhà tại thành phố Los Angeles và San Diego ở miền Nam nước Mỹ đã cũng bị rung chuyển và có hiện tượng điện chập chờn.

Theo đánh giá ban đầu của Cơ quan cứu hỏa Los Angeles, trận động đất không gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, song tình trạng mất điện đã xảy ra tại nhiều địa phương của Mỹ và Mexico.

L.Đức