• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng Giám đốc Dragon Capital: Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo ông Dominic Scriven đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Điều đó khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài phải thấy Việt Nam có một điểm gì đó hấp dẫn họ mới bỏ tiền vào đầu tư.

23/06/2011 11:56

Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được chia thành 2 phần. Phần lớn nhất là đầu tư trực tiếp (FDI) chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam lập cơ sở. Nổi bật nhất là Tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đã khởi động nhà máy sản xuất lớn nhất tại Việt Nam trị giá 1 tỷ USD. Mới đây, Tập đoàn Nokia xây dựng nhà máy thứ 6 trên toàn cầu tại Việt Nam. Những nhà đầu tư này có mặt ở Việt Nam là vì chi phí có thể cạnh tranh được và hạ tầng cơ sở của Việt Nam, dù còn trở ngại nhưng không cản trở quá trình sản xuất của họ.

Loại đầu tư nước ngoài thứ 2, cũng gọi là đầu tư trực tiếp tại Việt Nam là đầu tư vào thị trường trong nước, thị trường tiêu dùng, thị trường bán lẻ, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

Còn một dạng nữa là đầu tư gián tiếp hay là đầu tư tài chính, thông thường là dạng đầu tư nước ngoài đến sau và mới phát triển mấy năm nay.

Có những nhà đầu tư dài hạn và những nhà đầu tư ngắn hạn. Nhưng theo ông Scriven, đầu tư ngắn hạn tại Việt Nam là không nên mà phải là bài toán dài hạn. Lý do là vì sự phát triển lâu dài ở một nền kinh tế như Việt Nam là khá ấn tượng. Vì thế đầu tư tại Việt Nam nên có một tầm nhìn dài hạn. Nhưng ông Dominic Scriven nói thêm đây là thời điểm tốt để đầu tư, nếu đã đầu tư rồi thì đây là thời điểm nên kiên nhẫn và bình tĩnh để vượt qua chu kỳ khó khăn này, vì chắc chắn nó sẽ phục hồi