• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng kết công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chiều ngày 25/10/2011, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Nghị quyết 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Bộ Chính trị (khóa IX). Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Vụ 2 – Ban Tổ chức Trung ương; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; bí thư các đảng, đoàn, ban cán sự đảng; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn.

26/10/2011 11:22

Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Hồ Viết Bá, UVTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: qua 9 năm thực hiện Nghị quyết quyết 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, toàn tỉnh đã luân chuyển được 276 cán bộ lãnh đạo và quản lý từ cấp tỉnh, huyện, xã và lực lượng vũ trang. Trong công tác luân chuyển cán bộ, Tỉnh ủy chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đối với một số đơn vị cấp huyện; tăng cường cán bộ biên phòng về làm bí thư, chủ tịch các xã miền núi; bố trí lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương và không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị.

Công tác quy hoạch cán bộ có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như tổ chức thực hiện. Chất lượng đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch không ngừng nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, toàn tỉnh đã quy hoạch 563 cán bộ cấp tỉnh; 1193 cán bộ cấp huyện, thị xã, thành phố; 6264 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn và chủ chốt cấp xã vào các chức danh ban chấp hành đảng bộ; Ban Thường vụ; Thường trực HĐND; UBND; giám đốc, phó giám đốc các sở ban, ngành, đoàn thể; các chức danh chủ chốt cấp huyện, xã... Trong số cán bộ quy hoạch, có không ít cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ có trình độ chuyên môn. Từ năm 2005 đến nay, các huyện đã mở 7 lớp đào tạo đại học cho hơn 800 cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã; đào tạo 2 lớp đại học hành chính cho 233 cán bộ; trung cấp hành chính cho 505 cán bộ; đào tạo về cao cấp, cử nhân lý luận chính trị cho 523 cán bộ; trung cấp lý luận chính trị cho 2.852 cán bộ. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn cử hơn 145 cán bộ chủ chốt của tỉnh đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài...

Hội nghị đã tập trung thảo luận để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những vướng mắc, tồn tại cần tháo gỡ để thực hiện tốt hơn nữa công tác luôn chuyển các bộ lãnh đạo, quản lý; công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, tập trung phân định rõ giữa luân chuyển theo quy hoạch, với điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ; chính sách khuyến khích để giải quyết khó khăn phát sinh trong sinh hoạt khi được luân chuyển; việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học vào công tác tại cơ sở để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở; nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo một số cấp ủy đảng trong quy hoạch cán bộ...

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Trần Thanh Bình khẳng định: Những kết quả đạt được của công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ thể hiện rõ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở; sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, nhất là vai trò nòng cốt của ban tổ chức cấp ủy. Dù vậy, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và công tác quy hoạch cán bộ vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, do đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Nghị quyết 11 và 42 của Bộ Chính trị (khóa IX), Đồng chí đề nghị: cấp ủy đảng các cấp cần tiếp tục nâng cao nhận thức, thực hiện tốt quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung và phương pháp công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ; Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, chiều hướng và khả năng phát triển của từng cán bộ do cấp ủy cấp mình quản lý để làm căn cứ cho việc quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bố trí đúng cán bộ; Công khai hóa quy hoạch cán bộ và công khai mục đích của luân chuyển cán bộ; Lấy chất lượng và hiệu quả làm định hướng để lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài, có ý chí phấn đấu vì mục tiêu phục vụ Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân; Kiên quyết điều động, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý không đủ phẩm chất, thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về trình độ chuyên môn về những vị trí phù hợp để nhường chỗ cho những cán bộ có năng lực, tâm huyết hơn, nhiệt tình cách mạng hơn, có phẩm chất chính trị và năng lực tốt hơn; Chú trọng gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, kịp thời khắc phục những biểu hiện tùy tiện trong công tác cán bộ; Thường xuyên theo dõi để đánh giá đúng đắn kết quả phấn đấu rèn luyện của cán bộ được luân chuyển; Quan tâm công tác luân chuyển đối với cán bộ trẻ, cán bộ có triển vọng, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành. Đồng chí nhấn mạnh, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gắn liền với việc xây dựng Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Kết luận 48 của Bộ Chính trị xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.