• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TP. Hồ Chí Minh: Đa dạng để có vốn đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông

Trong tất cả các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, bài toán nan giải nhất chính là vấn đề vốn. TP. Hồ Chí Minh đã tìm ra phương cách giải quyết bài toán này, đó là đa dạng hình thức đầu tư.

14/02/2012 07:50



Cái khó ló cái khôn

Để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, bên cạnh nguồn vốn ngân sách Nhà nước, việc thực hiện đầu tư thông qua huy động nhiều nguồn vốn khác nhau cũng là giải pháp cần thiết. Từ trước đến nay, có thể nói, nguồn vốn ODA thường chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thế nhưng nguồn vốn ODA không phải là dễ vay, hơn nữa dự báo trong vòng 10-20 năm tới, việc tiếp nhận loại hình vốn vay này sẽ trở nên hết sức khó khăn. Trong bối cảnh này, nguồn vốn trong nhân dân sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Theo ước tính của các chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đất nước trong những năm tới, tính ra cả nước phải cần một khoản kinh phí khổng lồ, khoảng 140 tỷ USD. Nói cách khác, để đầu tư cho lĩnh vực giao thông đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm, mức vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên 11-12% GDP thay vì chỉ ở ngưỡng 9-10% GDP như hiện nay. Cách duy nhất để thỏa mãn yêu cầu này là huy động được các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước.

Thời gian qua Nhà nước đã xây dựng và ban hành hệ thống khung pháp lý để tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các hình thức đầu tư BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - khai thác), BT (xây dựng - chuyển giao).

TPHCM luôn là địa phương đi đầu cả nước trong việc kêu gọi đầu tư cũng như quan tâm tìm kiếm đa dạng nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 5 - 10 năm tới, TP dự kiến triển khai thêm hơn 40 dự án cơ sở hạ tầng theo phương thức BT với tổng mức đầu tư lên hơn 85.880 tỷ đồng và 6.100 triệu USD; 10 dự án BT kết hợp BOT với tổng mức đầu tư 78.542 tỷ đồng và 620 triệu USD. Ngoài ra, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành danh mục dự án đầu tư theo hai hình thức BOT và BT. Trong số này có thể nhắc đến các dự án tiêu biểu như dự án xây dựng đường vành đai phía Đông, từ chân cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc; dự án xây dựng đường trên cao nối từ Nút giao thông khu A Nam Sài Gòn đến cầu Phú Mỹ; dự án xây dựng nút giao thông khu A Nam Sài Gòn. Riêng dự án cầu Sài Gòn 2 do CII đầu tư theo hình thức BT đã đi vào giai đoạn cuối chuẩn bị và theo lịch trình sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 24-3 tới.

Nên khuyến khích BOT hơn là BT

Có nhiều hình thức đầu tư khác nhau để thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng TP. Thế nhưng trong thực tế, được giới đầu tư lựa chọn nhiều nhất là phương thức đầu tư BOT hoặc BT.
Đối với các dự án theo hình thức BOT, công trình sau khi hoàn tất thi công sẽ giao cho nhà đầu tư khai thác một thời gian dài để hoàn vốn và thu lãi nhất định, sau đó mới chuyển giao cho cơ quan quản lý Nhà nước. Như vậy nhà đầu tư chịu trách nhiệm khắc phục, sửa chữa mọi hư hỏng phát sinh trong quá trình khai thác, nói cách khác nhà đầu tư phải tự quản lý, kiểm soát chất lượng công trình nếu không muốn phải duy tu lên duy tu xuống trong thời gian khai thác. Với hình thức đầu tư này, Nhà nước không phải bỏ ra một khoản kinh phí - thường là rất lớn - để xây dựng công trình nhưng quan trọng là Nhà nước cần làm tốt khâu tổ chức giám định chất lượng công trình trước khi tiếp nhận chuyển giao từ nhà đầu tư, đặc biệt nếu có nghi ngờ về chất lượng công trình. Nếu không làm kỹ động tác này, mọi hỏng hóc công trình sau đó, ngân sách Nhà nước sẽ phải đổ ra khắc phục.

Trong khi đó các dự án BT, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao ngay cho Nhà nước khai thác. Cách làm này tiềm ẩn nguy cơ ở chỗ nếu nhà đầu tư quản lý chất lượng không chặt chẽ trong quá trình thi công, dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo để rồi khi hết hạn bảo hành công trình, thường là 12 - 24 tháng, các hư hỏng mới bộc phát ra, khi đó sẽ tốn kém ngân sách Nhà nước để sửa chữa. Vì thế vấn đề đặt ra đối với các dự án phát triển bằng hình thức BT là phải nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý, giám sát chất lượng thi công. Nhà nước nên thuê một đơn vị tư vấn giám sát độc lập để quản lý, giám sát trong suốt quá trình nhà đầu tư thi công. Ngoài ra, theo hình thức BT, Nhà nước đòi hỏi phải chuẩn bị một khoản kinh phí lớn để thanh toán cho nhà đầu tư sau một thời gian kể từ khi hoàn tất thi công, thường sau 1 - 3 năm.

SGGP