• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới

(Chinhphu.vn) - Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD.

17/07/2025 15:27
TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới- Ảnh 1.

Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC khẳng định TPHCM có môi trường đầu tư ổn định, thông suốt và hấp dẫn - Ảnh: VGP/Lê Anh

Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Cơ hội vàng từ bất động sản công nghiệp TPHCM" do Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và các đơn vị liên quan tổ chức ngày 17/7.

Quỹ đất rộng sẵn sàng đón các nhà đầu tư lớn

Nhiều chuyên gia nhận định, TPHCM mới sẽ bước sang một giai đoạn phát triển đột phá với việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập hai trung tâm công nghiệp – cảng biển trọng yếu từ địa phận Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC khẳng định TPHCM có môi trường đầu tư ổn định, thông suốt và hấp dẫn dựa trên việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 57-NQ/TW về khoa học - công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/01/2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/04/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 04/05/2025 về phát triển kinh tế tư nhân.

"Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp quốc tế đẩy mạnh đầu tư vào TPHCM trong các lĩnh vực có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: Sản xuất thông minh, AI, bán dẫn, công nghệ sinh học, đô thị thông minh và các giải pháp xanh - bền vững". bà Vân cho biết.

Ông Trần Việt Hà, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM cho biết, sau sáp nhập, TPHCM mới hiện nay có 66 khu chế xuất và khu công nghiệp với tổng diện tích đất hơn 27.000 ha. Theo Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, TPHCM sẽ có 105 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch hơn 49.000 ha, là trung tâm công nghiệp hàng đầu của quốc gia.

Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD; suất đầu tư bình quân thu hút đạt từ 8 -10 triệu USD/ha; giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo tiến độ.

TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới- Ảnh 2.

TPHCM định hướng phát triển KCX-CN theo hướng xanh, bền vững

Phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, TPHCM tập trung thu hút 4 ngành công nghiệp chủ lực, tập trung phát triển các phân khúc có hàm lượng công nghệ cao và giá trị tăng trưởng lớn, thân thiện môi trường; các ngành công nghiệp tiềm năng và các ngành công nghiệp mới, có tính chiến lược như: Điện tử - bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghiệp môi trường.

Để thu hút các nhà đầu tư theo định hướng nói trên, ông Trần Việt Hà cho biết, TPHCM đang hướng đến mô hình phát triển khu công nghiệp (KCN) bền vững. Hiện Thành phố đang triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất (KCX), KCN, trong đó chuyển đổi KCN Hiệp Phước sang mô hình sinh thái, khuyến khích các DN tham gia chuỗi cộng sinh, từng bước tiếp cận kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra giá trị gia tăng cao cho nhà đầu tư.

Cùng với đó, chiến lược phát triển các KCN xanh, KCN thế hệ mới, tạo nền tảng thu hút các nhà đầu tư chất lượng trong lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế số và trí tuệ nhân tạo đang được khu vực Bình Dương (cũ) tiếp tục đẩy mạnh để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao.

Đại diện các chuyên gia đến từ các tổ chức và doanh nghiệp như KPMG, CBRE, Schindler đánh giá cao định hướng và triển vọng phát triển của các KCX-KCN tại TPHCM, đặc biệt là việc chuyển đổi định hướng phát triển các KCX-KCN theo hướng sinh thái, xanh và bền vững tạo tiền đề để thu hút và là điểm đến của các DN công nghệ cao, điện tử - bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Cùng với đó, cơ cấu lao động tại Bình Dương (cũ) và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ), cùng với TPHCM đều có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao, đây là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, dịch vụ chuyên môn và các mô hình sản xuất xanh, thông minh.

Cũng theo nhiều nhà đầu tư, hiện tại, KCN Hiệp Phước tại TPHCM có quỹ đất sạch rộng lớn với vị trí hấp dẫn và pháp lý hoàn thiện được kỳ vọng sẽ trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư đang tìm kiếm một nơi vừa có hạ tầng hoàn chỉnh, vị trí chiến lược, cảng biển nội khu, cơ sở tiện ích đầy đủ, pháp lý rõ ràng; vừa có thể khai thác kinh doanh hiệu quả.

Lê Anh