• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TP.HCM: Đẩy nhanh Chương trình phân loại rác tại nguồn

Mỗi ngày, TP.HCM phát sinh khoảng gần 8.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Gần như tất cả lượng rác thải này đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây lãng phí quỹ đất và giá trị tái sử dụng của rác thải.

06/12/2011 13:56
Là một trong những chương trình trọng điểm nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015 đã đề ra mục tiêu: Lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 100% tổng lượng chất thải rắn thông thường ở đô thị. Trong đó, phải phân loại, tái chế và tái sử dụng rác thải; xử lý chất thải rắn làm compost 40%, phân loại tái chế 10%, đốt phát điện 10%, chôn lấp hợp vệ sinh 40% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Và để thực hiện những mục tiêu trên, UBND TP.HCM đã yêu cầu các Sở, ban ngành, quận huyện chậm nhất cuối năm 2013 phải triển khai Chương trình phân loại rác tại nguồn trên toàn thành phố.
Trước đó, từ năm 2006, Chương trình phân loại rác tại nguồn đã được TP.HCM triển khai thí điểm trên địa bàn quận 6. Tuy nhiên, do không đồng bộ từ người dân, đơn vị thu gom, vận chuyển, đơn vị xử lý nên Chương trình đã không thành công. Hiện tại, Sở TN&MT đang tiếp tục cho tiến hành phân loại rác tại nguồn tại cả 3 chợ đầu mối: Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn…Theo đó, lượng rác đã phân loại được các đơn vị thu gom tách biệt trong quá trình vận chuyển đến khu xử lý, tái chế. Vì thế, Chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tiểu thương và người dân tại những chợ đầu mối này, tạo tiền đề cho mục tiêu 2 năm tới phải hoàn thành công tác phân loại rác tại nguồn ở tất cả các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng….
Nhà máy Phân loại và Tái chế rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước
Tại cuộc họp cuối tháng 11/2011, ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở TN&MT triển khai ngay Chương trình phân loại rác tại nguồn. Hiện nay, các nhà máy xử lý tái chế, sản xuất phân compost đã được đầu tư hoàn thiện tại các Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Củ Chi…sẵn sàng tiếp nhận rác đã được phân loại tại nguồn. Vì vậy, nhiệm vụ còn lại của các cơ quan chức năng là cần tổ chức cho người dân phân loại rác từ gia đình, nơi sản xuất kinh doanh và các đơn vị có chức năng phải vận chuyển đúng quy trình nguồn rác đã được phân loại. Tuy nhiên, công việc này cũng không hề đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của các cơ quan chức năng và toàn thể người dân.
Bên cạnh đó, trong khi các nhà máy tái chế, sản xuất phân compost được đầu tư hiện đại, đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về môi trường chưa có rác phân loại để vận hành máy móc thì tại nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM, hàng trăm cơ sở tái chế quy mô gia đình đang hoạt động len lỏi trong các khu dân cư. Điều đáng nói, các cơ sở tái chế này thường sử dụng máy móc, công cụ lạc hậu, đặc biệt hầu như không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải...nên trong quá trình sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân bức xúc.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, sắp tới TP.HCM sẽ có quy định về hoạt động tái chế rác thải trên địa bàn nhằm chấn chỉnh hoạt động tái chế tràn lan như hiện nay. Theo đó, chỉ có những nhà máy tái chế hiện đại, vừa bảo vệ môi trường, vừa có phương án tái chế hiệu quả nhất mới được phép tồn tại.

Tú Thanh