• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TPHCM: Đến 2015, 80% CBCCVC học tập, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT

(Chinhphu.vn) – TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2015, 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

12/10/2013 07:06

Ảnh minh họa

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% quận, huyện củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học.

TP. Hồ Chí Minh cũng phấn đấu đến năm 2015, 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% có trình độ bậc 3.

Hằng năm, tăng tỉ lệ công nhân lao động có khả năng ứng dụng CNTT, biết một ngoại ngữ phù hợp với công việc đang làm; tăng tỉ lệ công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa....

Để hoàn thành các mục tiêu trên, TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của học tập suốt đời-xây dựng xã hội học tập; tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ...).

Đồng thời củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của nhân dân đồng thời với việc phát triển các cơ sở giáo dục chính quy, củng cố, phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi đối tượng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng; triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập và hợp tác quốc tế.

Lã Nguyên