• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TP.HCM: Rác không kịp giao thì mang đi đổ bậy

j

12/05/2011 15:32

Mặc dù theo quy định, những người thu gom rác dân lập đều có địa điểm cụ thể để đưa rác đến cho xe ép rác thu gom. Tuy nhiên, nhiều người làm thuê cho các ông chủ các đường dây rác thì có thể đổ rác ở bất cứ đâu.

Theo quy định, điểm tập kết rác của những người thu gom rác dân lập ở hai phường: 2 và 3 quận 8 là trên đường Phạm Thế Hiển (đoạn dưới chân cầu Chữ Y), nhưng từ 6, 7 giờ tối trở đi, không có một xe rác dân lập nào đưa rác đến địa điểm này. Khoảng 6 giờ tối ngày 9/5, một chiếc xe ba gác máy chở đầy rác từ bên trong con hẻm của đường Âu Dương Lân, phường 3, quận 8 phóng ra, nhưng lại không hướng về phía đường Phạm Thế Hiển, mà trở ngược đầu quay vào sâu bên trong con đường này. Khi đi đến đoạn đường đất, lập tức xe rẽ trái vào một con hẻm, người lái xe cho dừng lại và đổ ịch rác xuống bên một vạt tường cũ. Nhìn thấy có tấm chữ: cấm đổ rác, chúng tôi liền thắc mắc, sao chỗ này không cho đổ rác mà mình đổ ở đây? Vừa nổ xe ba gác, anh công nhân trả lời vội: tối rồi, điểm tập kết xe không nhận ép rác nữa, đổ tạm đây, mai tính!

Thực trạng trên cũng diễn ra ở một số nơi khác như: tuyến đường Bình Long (đoạn phía sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân); đường Nguyễn Thái Sơn (khu vực Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp)…“Cứ đêm đến, một số xe rác dân lập lại lén lút đổ rác xuống khu vực này, xe này đổ được thì xe khác cũng đổ theo. Mùi hôi thối ở đây thì khỏi phải nói, nhưng sợ nhất là nước rỉ rác chảy ra môi trường. Sức khỏe của người dân đang bị đe dọa, nhưng chưa thấy chính quyền địa phương có động thái gì về vấn đề này”, anh Hùng, một hộ dân sống trên tuyến đường Bình Long than thở. Trong khi đó, đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (đoạn chạy qua Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn), sau khi giải tỏa nhà dân để thi công đã trở thành điểm đổ rác của nhiều người thu gom rác.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn phường 3, quận 8 có tám dây thu gom rác dân lập nằm ở bốn khu phố là: 2, 3, 4, 5 với gần 3.000 hộ. Mỗi dây thu gom rác đều do một chủ thầu, các ông chủ này đều thuê mướn người làm và trả tiền lương hàng tháng. Theo anh T.P., một người đổ rác thuê ở khu vực này, thì hai vợ chồng anh thu gom rác cho khoảng 300 hộ, mỗi tháng ông chủ trả 1,7 triệu đồng. Ngoài thu gom rác, anh còn phải đi bốc vác thêm ở bến Bình Đông để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống. Anh T.P. cho biết, với 300 hộ dân, trung bình mỗi ngày thải ra hai xe ba gác máy, vợ chồng anh mất gần năm tiếng đồng hồ đi gom. Để kịp mang đến cho xe ép rác, anh phải đi gom từ 1 giờ chiều. Tuy nhiên, nhiều lúc đi bốc vác đến trưa về mệt quá, phải nghỉ ngơi đến 2, 3 giờ chiều mới đi thu gom, vậy là làm không kịp. “Có lúc mới thu gom được một nửa số rác thì đã hết giờ giao rác cho xe ép. Để rác lại trong ba gác thì lấy xe đâu mà đi gom tiếp”, anh P. bộc bạch như để giải thích lý do vì sao phải mang rác đi đổ bậy.

Theo PGS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường TP.HCM, hiện nay thành phố mới thu gom đưa đi bãi xử lý được khoảng 60%. Việc để một số người thu gom rác rồi đi đổ bậy thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Hồ Quang