Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, mới đây Quốc hội ban hành nghị quyết về đầu tư dự án hạ tầng theo hình thức BOT theo hướng chỉ đầu tư dự án BOT cho trên tuyến đường mới, bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, chứ không thực hiện tại dự án cải tạo nâng cấp đường hiện hữu, vì thế 2 dự án nói trên phải tạm dừng lại.
Sở GTVT TPHCM cũng đang rà soát lại quy mô đầu tư, kinh phí để tham mưu Thành phố tìm hình thức đầu tư phù hợp, không theo hợp đồng BOT, vì nếu thực hiện theo hình thức BOT thì hầu như người dân qua 2 tuyến đường này không còn lựa chọn nào khác.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định với TTXVN: Quan điểm của Thành phố là các dự án BOT phải đúng luật, công khai, đặt đúng vị trí, thu đúng đối tượng với mức giá phù hợp.
Hiện nay trên địa bàn TPHCM có 9 trạm thu phí theo hợp đồng BOT, trong đó, có 2 trạm do Bộ GTVT quản lý, tổ chức thu phí, đó là trạm thu phí cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây và trạm thu phí cao tốc TPHCM-Trung Lương.
Trong 7 trạm Thành phố quản lý có 3 dự án đang tổ chức thu phí gồm: Trạm An Sương-An Lạc đặt trên Quốc lộ 1, trạm thu phí cho dự án cầu Phú Mỹ đặt trên đường Võ Chí Công và trạm trên đường Nguyễn Văn Linh.
Ngoài ra, có 4 trạm đang triển khai đầu tư cho dự án cầu đường Bình Triệu giai đoạn 2, phần 2, dự án đường nối cao tốc TPHCM-Trung Lương với Võ Văn Kiệt, dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và dự án đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu.
Trước tình hình nhiều trạm thu phí đang bị người dân và các chủ phương tiện phản đối, Sở GTVT TPHCM phối hợp với chủ đầu tư nắm địa bàn, xác định một số trường hợp không thu phí (xe quay đầu…), phối hợp với một số tổ chức tín dụng chuẩn bị tiền lẻ để đáp ứng kịp thời, tập huấn nhân viên trạm thu phí về thái độ ứng xử. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý để thông tin kịp thời với chính quyền địa phương và cơ quan truyền thông.
Bên cạnh đó, Sở cũng đang tập trung đầu tư hệ thống thu phí tự động, xem xét chưa tăng giá vé đến năm 2020, tăng cường duy tu bảo dưỡng tuyến đường.
TB