• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trả lời về việc cấp phép lao động cho người nước ngoài

(Chinhphu.vn) – Ông Penny Chung (Penny.chung@...) vừa thành lập 1 Công ty tại TP Hồ Chí Minh, 100% vốn nước ngoài, chuyên thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Hiện nay Công ty đang tiến hành hồ sơ xin giấy phép lao động và visa cho chuyên gia (quốc tịch Bangladesh) vào làm việc tại Việt Nam.

23/05/2013 07:36

Do tính chất công việc, nên Công ty phải luân chuyển chuyên gia đi một số tỉnh (Quảng Ngãi, Hà Nội, TP HCM)  trong thời gian từ 3-6 tháng (có thể lên đến 8 tháng hoặc 1 năm).

Ông Chung muốn được biết Công ty ông phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại TP. Hồ Chí Minh hay tại các tỉnh mà chuyên gia sẽ đến?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau: 

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc.

Trường hợp người nước ngoài không làm việc thường xuyên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì khi người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà người nước ngoài thường xuyên làm việc) từ 10 ngày liên tục trở lên hoặc 30 ngày cộng dồn trong 1 năm thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc, với nội dung: Họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, số giấy phép lao động đã được cấp, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận và nơi làm việc của người nước ngoài theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chụp giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc.

Như vậy, người lao động nước ngoài không làm việc thường xuyên tại một tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính của công ty thì thực hiện cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đăng ký trụ sở chính của công ty.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)  đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân

Tin liên quan:

Việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài