• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trà Vinh: Đầu tư 1.300 tỷ đồng cho thủy lợi, đê biển

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Trà Vinh vừa quyết định đầu tư hơn 970 tỷ đồng xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và 350 tỷ đồng nâng cấp hệ thống đê biển.

16/05/2016 15:11
Một con đê biển ở Trà Vinh.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh đang thực hiện dự án nâng cấp toàn bộ hệ thống đê biển trên địa bàn từ năm 2016-2020 với tổng nguồn vốn 350 tỷ đồng.

Hệ thống đê biển ở Trà Vinh, ngoài việc bảo vệ hơn 50.500 ha đất sản xuất, nuôi trồng thủy sản, nhà cửa, tính mạng cho người dân… còn là tuyến phòng thủ an ninh quốc phòng vô cùng vững chắc, kết hợp giao thông thông suốt phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng biển.

Theo khảo sát của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, hệ thống đê biển của tỉnh có chiều dài hơn 90 km đã có hàng chục đoạn bị sạt lở, sụt lún do người dân, doanh nghiệp lấn chiếm hành lang đê để xây dựng các công trình, nhà ở, làm bến tập kết vật tư xây dựng, đào ao nuôi thủy sản, sử dụng phương tiện có trọng tải lớn sai quy định lưu thông trên đê… dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong mùa mưa bão rất lớn.

Ngoài nâng cấp toàn bộ hệ thống đê biển, tỉnh Trà Vinh đang triển khai thực hiện đề án quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản cả 3 vùng ngập mặn, nước lợ và nước ngọt với tổng vốn đầu tư hơn 970 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn khác.

Mục tiêu xây dựng hệ thống thủy lợi này nhằm bảo đảm việc chủ động phục vụ bền vững cho hơn 27.000 ha nuôi trồng thủy sản đã được ngành nông nghiệp tỉnh khảo sát quy hoạch chi tiết tại các huyện, thị xã trong tỉnh.

Theo kế hoạch, từ năm 2016-2020, tỉnh đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, gồm: Hệ thống thủy lợi Đôn Châu-Đôn Xuân, huyện Duyên Hải; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm công nghiệp Long Vĩnh, huyện Duyên Hải; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm càng xanh Đức Mỹ, huyện Càng Long; hệ thống thủy lợi phục vụ vùng chuyên nuôi cá lóc trên địa bàn huyện Trà Cú.

Các công trình thủy lợi được đầu tư từ sau năm 2020, gồm: Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm càng, cá da trơn khu vực sông Cần Chông, huyện Tiểu Cần; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây-Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm Long Khánh, huyện Duyên Hải; hệ thống thủy lợi phục vụ vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh huyện Cầu Ngang; hệ thống thủy lợi phục vụ vùng chuyên nuôi cá lóc huyện Cầu Kè; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm huyện Châu Thành, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm càng xanh huyện Càng Long.

Năm 2016, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 44.000 ha, phấn đấu đạt tổng sản lượng trên 100.000 tấn tôm, cá các loại, trong đó diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hơn 24.000 ha.

Phú Yên điều tiết hợp lý nguồn nước tưới ngay đầu vụ Hè Thu

Ngày 15/5, hệ thống thủy nông Đồng Cam - công trình thủy lợi lớn nhất tại tỉnh Phú Yên, đã mở nước phục vụ sản xuất vụ Hè Thu.

Hệ thống thủy nông Đồng Cam gồm đập dâng dài 680 m xây dựng trên bãi đá của sông Ba. Ngoài những hạng mục ở khu vực đầu mối, còn có hệ thống kênh, mương tự chảy, cầu tràn xả nước được xây dựng qua các kênh để kết nối đường giao thông chạy dọc theo hạ lưu sông Ba.

Do năm nay thời tiết nắng hạn kéo dài, nên ngay từ đầu vụ, hệ thống thủy nông Đồng Cam đã phải cân đối nước tưới để bảo đảm đủ nước sản xuất nông nghiệp; dự kiến tưới cho khoảng 15.000 ha cho các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và thành phố Tuy Hòa.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên cho biết thêm, năm nay tỉnh sẽ chuyển đổi khoảng 760 ha đất lúa, trong đó có gần 200 ha đất lúa 2 vụ không chủ động nước tưới, sang trồng các loại cây khác.

Chi Mai