• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trà Vinh: Khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn

Vài năm gần đây, ngoài nguồn vốn Nhà nước đầu tư trồng rừng, nhiều hộ dân ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng trên diện tích nuôi các loài thủy sản, nhất là diện tích nuôi tôm sú và nuôi cua biển. Chỉ tính riêng năm 2010, Duyên Hải đã trồng mới được 200 ha rừng; trong đó, có 110 ha trồng từ nguồn vốn của Dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng; riêng 90 ha còn lại vận động người dân địa phương tự bỏ vốn đầu tư trồng.

25/07/2011 15:01
Huyện Duyên Hải có bờ biển dài 55 km, là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh, với nhiều chủng loại cây rừng ngập mặn đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng động thực vật vùng ngập nước ven biển. Tuy nhiên, do nóng vội trong phát triển kinh tế, có nhiều địa phương, đơn vị “đổ xô” nhau phá rừng để lên liếp trồng dừa, nuôi tôm…Từ đó, diện tích rừng ở huyện Duyên Hải không ngừng bị thu hẹp, từ hơn 19.000 ha vào năm 1975 xuống còn 12.400 ha vào năm 1980 và đến năm 1992 chỉ còn 5.429 ha…
Hệ lụy của việc phá rừng đã kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực; thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt, môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát hoang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn, giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng mất cân bằng sinh thái. Thêm vào đó, chất thải nuôi trồng thủy sản ven biển ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi trường và độ bền vững của hệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn…Từ đó, các loài thủy sản nuôi- nhất là con tôm sú bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, khiến nhiều hộ phá rừng nuôi tôm đã trở thành “ triệu phú, tỷ phú nợ ”.
Theo các nghiên cứu khoa học, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt: Bảo vệ được hệ sinh thái rừng ngập mặn là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển chung của cả khu vực. Vì vậy, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đang là một trong những yêu cầu cấp bách để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Thấy được điều đó, bằng các nguồn vốn trong những năm qua huyện Duyên Hải cùng ngành kiểm lâm đã đầu tư khôi phục, bảo vệ diện tích rừng. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Duyên Hải, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn huyện hiện có là hơn 6.142 ha, trên tổng số hơn 7.200 ha rừng ngập của cả tỉnh; tỷ lệ che phủ đạt gần 40%, với các loài cây như: đước, mắm, bần, dừa nước…Trong đó, nhiều nhất là đước với tổng diện tích 1.316 ha.
Nhằm bảo vệ, phát triển diện tích rừng một cách bền vững, ngoài việc vận động người dân tham gia đầu tư trồng rừng, huyện Duyên Hải còn tiến hành giao khoán cho người dân địa phương chăm sóc và bảo vệ phần lớn diện tích rừng. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh tiếp tục đầu tư hơn 9 tỷ đồng cho Dự án bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ở xã Long Khánh trong giai đoạn năm 2010- 2020. Theo đó, sẽ tiến hành trồng bổ sung vào rừng nghèo nơi có nhiều khoảng trống do cây bị chết; lập kế hoạch tạo giống và phân phát cây con cho nhân dân; giám sát việc thực hiện kế hoạch trồng rừng hàng năm; lập kế hoạch quản lý cây xanh…Tổng diện tích rừng trồng mới là 141 ha; nâng tỷ lệ che phủ vùng đệm là 55% và vùng phục hồi sinh thái là 70%,…Tại khu rừng này, giai đoạn 2006- 2010 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh đã đầu tư 5 tỷ đồng để thành lập và qui hoạch lại các phân khu chức năng như: Phân khu phục hồi hệ sinh thái, vùng đệm và khu bảo tồn; trong đó, trồng mới 160 ha rừng ở khu vực đất trống và vùng đệm, xây dựng 10 ha rừng giống. Ngoài ra, còn thành lập các trạm và lực lượng bảo vệ rừng gắn công tác bảo vệ, phát triển rừng với phát triển kinh tế hộ…Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ở xã Long Khánh có diện tích trên 650 ha, được xem là đại diện cho sinh cảnh rừng ngập mặn ở Trà Vinh, thực vật hiện có 64 loài, 57 chi, 31 họ; các loài động vật sinh sống ở đây rất đa dạng và phong phú- nhất là các loài chim và thủy sản nước mặn. Mục tiêu của dự án là bảo tồn, tái tạo đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn để phục vụ việc lưu giữ nguồn giống quí hiếm; phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy ở các trường và du lịch sinh thái…Nơi đây hiện có 450 hộ dân đang sinh sống đa phần sống chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí nhận khoán bảo vệ, chăm sóc rừng và khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng…
Rừng ở huyện Duyên Hải đang xanh lại lá, đây là tín hiệu vui, vì nó đã góp phần làm giảm xói mòn, môi trường sinh thái được bảo vệ, mang lại lợi ích cho người dân sống trong vùng sống bằng nghề khai thác thủy sản, tạo vành đai bảo vệ khi bão lũ, nước biển dâng xuất hiện ngày một nhiều do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Huy Hoàng