• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trái cây Việt 'chuyên nghiệp hoá' để vào Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Hiện nay, Trung Quốc ngày càng nâng cao yêu cầu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu (NK). Hàng nông sản Việt Nam nói chung và trái cây nói riêng cần chuyên nghiệp hóa để đáp ứng các yêu cầu NK chính ngạch.

01/08/2019 16:12

Sầu riêng đang được thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đây cũng là cơ hội hoa quả Việt nâng cao chất lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và canh tác đúng kỹ thuật
Siết chặt trái cây qua cửa khẩu

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ tháng 5/2018, phía Trung Quốc bắt đầu phát đi thông tin về việc siết chặt quy định, yêu cầu với trái cây Việt Nam xuất khẩu (XK) vào Trung Quốc qua cả kênh chính thức lẫn các kênh khác như thông qua chủ hàng. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói. Đây là 2 yêu cầu XK chính ngạch trái cây sang Trung Quốc. Hiện nay, có 9 loại quả của Việt Nam đã được XK chính  ngạch sang Trung Quốc. Toàn quốc có 1.300 mã số vùng trồng và trên 1.435 mã số cơ sở đóng gói.

"Từ đầu năm đến nay, về cơ bản các doanh nghiệp (DN) lớn XK đều nắm được thông tin, yêu cầu từ phía Trung Quốc. Hàng hóa có thể có thời điểm ùn ứ tại cửa khẩu do thời điểm chính vụ hoa quả, lượng xuất nhiều chứ không có chuyện DN gặp khó do không nắm được thông tin, quy định thay đổi từ phía Trung Quốc" - ông Nguyễn Quý Dương cho biết.

Khó khăn xuất hiện chủ yếu ở một số loại trái cây vốn có lượng XK khá lớn sang Trung Quốc, song chưa được cấp phép XK chính ngạch. Ví dụ như sầu riêng, dừa... Hiện, toàn quốc có tới 47.000 ha sầu riêng. Hai năm trở lại đây sầu riêng được xem là loại cây tiền tỷ. Năm 2018, trên diện tích trồng 1ha sầu riêng, có gia đình đã thu được số tiền hơn 1 tỷ đồng khi năng suất trung bình đạt khoảng 20 tấn/ha, với mức giá bán ngay tại vườn lên tới 70.000 đồng/kg. Sầu riêng của Việt Nam hầu như chỉ XK sang Trung Quốc. Năm nay, sầu riêng chưa được vào diện XK chính ngạch nên rất khó khăn.

Theo ông Nguyễn Quý Dương nhìn nhận: “Trên thực tế, khi các nước XK chính ngạch vào Trung Quốc, chính quyền Trung ương Trung Quốc mới có thể nắm bắt được, còn XK tiểu ngạch, chính quyền Trung ương không nắm được hết. Trung Quốc suốt một thời gian gian dài đã nới lỏng chính sách, cho cơ chế để các tỉnh nghèo như Vân Nam, Quảng Tây thúc đẩy XNK của địa phương, giúp kinh tế đi lên. Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu siết lại để có thể quản lý”.

Ngay tại thị trường nội địa Trung Quốc trước đây, người nông dân cũng sử dụng hóa chất khá tùy tiện, song mấy năm trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu quan tâm khá nhiều nên các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc cũng đang nâng cao yêu cầu về an toàn thực phẩm. Vì vậy, với hàng NK, Trung Quốc cũng bắt đầu nâng yêu cầu, kiểm soát chất lượng.

Để có sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu chính ngạch đòi hỏi sản xuất phải đảm bảo đúng các yêu cầu nhà nhập khẩu đề ra - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nâng yêu cầu và kiểm tra thực tế

Theo quan điểm của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, việc siết chặt các yêu cầu NK trái cây từ phía Trung Quốcbuộc người nông dân phải nâng cao chất lượng, cần quan tâm hơn tới vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác… Làm được như vậy, người tiêu dùng trong nước cũng hưởng lợi.

“Kinh nghiệm làm việc với phía Trung Quốc với mặt hàng gạo cho thấy: Muốn XK gạo sang Trung Quốc, DN XK phải vào danh sách được phép XK. Phía Trung Quốc sang kiểm tra thực tế cả DN XK lẫn nhà máy chế biến, kiểm tra vùng trồng...”, ông Dương nhấn mạnh

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục rà soát những diện tích đã cấp mã số vùng trồng, đẩy mạnh tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp chứng nhận VietGAP. Cùng với đó, cần có những chính sách cho bà con nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán cho Trung Quốc mà còn bán cho các nước phát triển. Đây là sản xuất hàng hoá, cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất.

Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch cụ thể để mở cửa thị trường, thúc đẩy XK chính ngạch sang Trung Quốc.  Hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại quả tươi được XK chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.

Đỗ Hương